9/ Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện âm. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùn

9/ Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện âm. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?
10/ Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu bị nhiễm điện dương được không? Giải thích.
11/ Làm thế nào để biết một cái thước có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm?
12/ Khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì một số êlectrôn từ thanh thủy tinh đã truyền sang lụa. Hỏi thanh thủy tinh, mảnh lụa mang điện tích gì? Vì sao?
13/ Lấy thanh thủy tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa nhiễm điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D.
a/ Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Tại sao?
b/ Các vật B, C, D nhiếm điện gì? Giữa B và C, C và D, B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy?
14/ Cọ xát một thanh nhựa sẫm màu vào vải khô, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh nhựa. Có thể khẳng định quả cầu bị nhiểm điện âm được không? Giải thích.
15/ a/ Em hãy nêu một thí nghiệm chứng tỏ hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
b/ Giải thích các hiện tượng sau :
– Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn.
– Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng.
16/ Giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hoà điện ta lại được 2 vật nhiễm điện trái dấu?
17/ Sau khi cọ xát thanh nhựa với vải khô thì có hai ý kiến cho rằng:
a/ Thanh nhựa nhiễm điện âm còn vải khô không nhiễm điện.
b/ Thanh nhựa nhiễm điện âm còn vải khô nhiễm điện dương.
Theo em ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai? Tại sao?
18/ Để nhận biết 3 vật A, B, C đã nhiễm điện chưa? Và nếu đã nhiễm điện thì có thể nhiễm điện gì? Một học sinh đã tiến hành và thu được kết quả là: Khi đưa vật C đến gần vật A hay vật B thì đều thấy chúng hút nhau, nhưng khi đưa vật B đến gần vật A thì lại thấy chúng đẩy nhau. Vậy học sinh đó đã có kết luận đúng như thế nào?

0 bình luận về “9/ Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện âm. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùn”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Giải

    9)Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.

    Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa

    10)Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa lại gần quả cầu kim loại quả cầu bị hút là do quả cầu nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện.

    11)

    Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thi nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy thì thước nhựa nhiễm điện.

    Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bề sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thi nhựa nhiễm điện âm.

    12)Khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh vải lụa thì mảnh vải nhiễm điện dương còn thanh thủy tinh cũng bị nhiễm điện.
    Do 2 vật cọ xát với nhau nên các electron dịch chuyển từ vật này sang vật kia, vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
    Vì mảnh vải nhiễm điện dương  mảnh vải mất bớt electron
     thanh thủy tinh nhận thêm electron  thanh thủy tinh nhiễm điện âm.
    Thanh thủy tinh bị nhiễm điện do cọ xát.

    13)Thanh thủy tinh nhiễm điện dương, vật B nhiễm điện dương, C và D nhiễm điện âm

    14)Theo quy ước, ta có : nhựa sẫm màu được cọ xát bằng vải khô mang điện tích âm mà mảnh vải  hút ” thanh nhựa nên suy ra mảnh vải mang điện tích dương (hai vật mang điện tích khác nhau thì hút nhau).

    15)

    16)Trước khi cọ xát, cả 2 vật đều trung hòa về điện. Tức là tổng các diện tích âm có trị số tuyệt đối bằn tổng các điện tích dương. sau khi cọ sát, electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác, làm cho 1 vật thiếu electron sẽ bị nhiễm điện dương và làm cho  1 vật thừa electron sẽ bị nhiễm điện âm. 

    Bình luận
  2. 9)

    Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.

    Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.

    10)

    Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Đưa lại gần quả cầu kim loại quả cầu bị hút là do quả cầu nhiễm điện âm hoặc quả cầu trung hòa về điện.

    11)

    Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy thì thước nhựa nhiễm điện.

    Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm.

    12)

    Khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh vải lụa thì mảnh vải nhiễm điện âm còn thanh thủy tinh nhiễm điện dương.
    Do khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh lụa một số êlectrôn từ thanh thủy tinh đã truyền sang lụa, mảnh lụa nhiễm điện âm do nhận thêm electron, thanh thủy tinh nhiễm điện dương do mất bớt electron.

    13)

    a/ Thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Do khi cọ xát với lụa, thanh thủy tinh mất electron nên mang điện dương, miếng lụa nhận electron nên mang điện âm.

    b/ Vật B nhiễm điện dương, C và D nhiễm điện âm.

    Giữa B và C xuất hiện lực hút, giữa C và D xuất hiện lực đẩy, giữa B và D xuất hiện lực hút.

    14)

    Thanh nhựa sẫm màu sau khi được cọ xát bằng vải khô thì nhiễm điện âm.

    Đưa thanh nhựa lại gần quả cầu kim loại thấy quả cầu hút về phía thanh nhựa

    => Quả cầu nhiễm điện dương (Do 2 vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau)

    15)

    a/

    Chuẩn bị 4 vật: 2 thanh thủy tinh và 2 mảnh nilong

    Thí nghiệm: 2 người cọ xát 1 thanh thủy tinh với 1 mảnh nilong, thanh thủy tinh với mảnh nilong kia cũng vậy, cọ xát cùng lúc 2 vật và 2 vật kia một thời gian

    Sau khi 4 vật nhiễm điện, để 2 thanh thủy tinh đã được cọ xát lại gần nhau, ta thấy 2 thanh thủy tinh đẩy nhau (tuy nhiên trọng lượng thanh thủy tinh sẽ làm ta không thấy hiện tượng đẩy nhau)

    Tương tự, để 2 mảnh nilong đã được cọ xát ban nãy lại gần nhau, ta thấy 2 mảnh nilong đẩy nhau (trọng lượng và khối lượng 2 mảnh nilong này không lớn nên dễ quan sát hơn). 2 Thanh thủy tinh nhiễm điện dương khi cọ xát với mảnh nilong, và 2 mảnh nilong đã bị nhiễm điện âm (-) nên khi đặt 2 vật như 2 thanh thủy tinh có điện tích cùng loại (điện tích dương) có thể thấy đẩy nhau. Và hai mảnh nilong đã được cọ xát đẩy nhau do mang điện tích cùng loại (điện tích âm)

    Sau thí nghiệm trên, ta có thể kết luận: 2 vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau

    b/ Các hiện tượng:

    – Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn.

    Khi lau chùi bàn ghế bằng vải khô, bàn ghế và vải khô cọ xát với nhau dẫn đến bàn ghế bị nhiễm điện nên hút các vật nhỏ là các bụi vải dẫn đến càng bám nhiều bụi bẩn hơn.

    – Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng.

    Khi chải tóc, lược cọ xát với tóc dẫn đến các sợi tóc bị nhiễm điện cùng dấu ta càng chải chúng càng bị kéo thẳng ra và dựng đứng lên.

     

    16)

    Trước khi cọ xát, cả 2 vật đều trung hòa về điện. Tức là tổng các diện tích âm có trị số tuyệt đối bằn tổng các điện tích dương. sau khi cọ sát, electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác, làm cho 1 vật thiếu electron sẽ bị nhiễm điện dương và làm cho  1 vật thừa electron sẽ bị nhiễm điện âm. 

    17)

    Ý kiến b đúng vì: Ban đầu mảnh vải khô và thanh nhựa đều trung hòa về điện.

    Sau khi cọ xát, thanh nhựa bị nhiễm điện âm do electron dịch chuyển từ mảnh vải khô sang thamh nhựa.

    18)

    A, B, C đã nhiễm điện.

    B, C nhiễm điện cùng dấu

    A nhiễm điện khác dấu với B và C.

    Bình luận

Viết một bình luận