viết đoạn văn tph về 1 khổ thơ mà e thích nhất trong bài mùa xuân nho nhỏ trong đó có sd thán từ và câu cảm thán

By Josie

viết đoạn văn tph về 1 khổ thơ mà e thích nhất trong bài mùa xuân nho nhỏ trong đó có sd thán từ và câu cảm thán

0 bình luận về “viết đoạn văn tph về 1 khổ thơ mà e thích nhất trong bài mùa xuân nho nhỏ trong đó có sd thán từ và câu cảm thán”

  1. Mùa xuân người cầm súng

    Lộc giắt đầy quanh lưng

    Mùa xuân người ra đồng

    Lộc trải dài nương mạ.

    Tất cả như hối hả
    Tất cả như xôn xao.

        Hình ảnh con người mùa xuân hiện lên thật đẹp. Đó là người cầm súng – những người chiến sĩ nơi tiền tuyến, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đó là người ra đồng – người nông dân hậu phương, có nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước. Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật hoán dụ nhằm nhấn mạnh hai lực lượng tiêu biểu nhất, hai nhiệm vụ quan trọng nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ là sản xuất và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điệp ngữ ” mùa xuân, lộc ” mở ra một không gian tràn ngập sắc xuân và sức xuân. Hình ảnh con người mùa xuân trong chiến đấu và lao động sản xuất trong trang thơ của Thanh Hải được gắn liền với một hình ảnh Lộc. Lộc là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Lộc là nhành lá nguỵ trang trên lưng người lính ra trận, là lá mạ non trên ruộng nương người ra đồng. Lộc còn là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả trong chiến đấu và sản xuất. Lộc của người cầm súng là những chiến công vang dội. Lộc của người ra đồng là những mùa vàng bội thu. Lộc còn là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở cho sức sống mãnh liệt của vạn vật mùa xuân. Từ ý thơ đó, phải chăng nhà thơ muốn nói: những con người trên mặt trận chiến đấu và lao động sản xuất chính là những người đang gieo mầm sự sống cho quê hương, chính họ đã làm nên mùa xuân đất nước. Khí thế vào xuân của dân tộc được thể hiện tập trung ở hai dòng thơ: ” Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao “. Điệp ngữ ‘ tất cả ‘ kết hợp với các từ láy hối hả, xôn xao đã tạo nên nhịp điệu tươi vui, rộn rã như một điệp khúc ngợi ca sức sống của mùa xuân. Ôi ! Tuyệt đẹp làm sao ! Qua đó, ta cảm nhận được tinh thần phấn chấn, hồ hởi và không khí khẩn trương, tích cực, hăng say của những con người mùa xuân trong chiến đấu và lao động sản xuất để bảo vệ và xây dựng quê hương

    – Thán từ ” Ôi “

    – Câu cảm thán ” Tuyệt đẹp làm sao ! “

    Trả lời
  2. Khổ thơ thích nhất: 

    Một mùa xuân nho nhỏ

    Lặng lẽ dâng cho đời

    Dù là tuổi hai mươi

    Dù là khi tóc bạc…

           Đoạn thơ trên cho thấy ước nguyện được hóa thân thầm lặng của tác giả. Lúc viết tác phẩm này tác giả đã được sống trong thời bình, nênn ông luôn có khát vọng để được làm một mùa xuân nhỏ trong mùa xuân lớn của dân tộc. Thanh Hải đúc kết tất cả những mong ước của mình thành “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. “Mùa xuân nho nhỏ” mang nghĩa ẩn dụ cho khao khát cống hiến phần tươi đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung. . Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.  Từ láy “lặng lẽ” lại tô đậm hơn sự cống hiến âm thầm lặng lẽ. Cách nói chân thành, giản dị, khiêm tốn, là cách sống cao đẹp mà tác giả hướng tới. Điệp từ “dù” kết hợp hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”  làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp mà còn xúc động trước lời tâm sự thiết tha của một con người  đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn thiết tha được sống có ích cho cuộc đời chung. Chao ôi, khát khao của tác giả thật cao đẹp và đáng ngưỡng mộ.  Bằng giọng điệu chân thành, tha thiết  Thanh Hải đã gửi đến cho chúng ta một thông điệp đáng quý: mỗi người hãy sống có khát vọng, sống có cống hiến, dù chỉ là phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ, giữ gìn và dựng xây đất nước.

    Trả lời

Viết một bình luận