Lí thuyết Các phương châm hội thoại Xưng hô trong hội thoại Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp Sự trao dồi vốn từ vựng Sự phát triển của từ vựng

By Aubrey

Lí thuyết
Các phương châm hội thoại
Xưng hô trong hội thoại
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
Sự trao dồi vốn từ vựng
Sự phát triển của từ vựng

0 bình luận về “Lí thuyết Các phương châm hội thoại Xưng hô trong hội thoại Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp Sự trao dồi vốn từ vựng Sự phát triển của từ vựng”

    • câu 1
    • Phương châm về lượng: Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.
    • Phương châm về chất: Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.  
    • Phương châm quan hệ: Trong quá trình giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp, tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng.
    • Phương châm cách thức: Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ.  
    • Phương châm lịch sự: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.
    • câu 2 
    • Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm

      Người nói cần dựa vào tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng và mục đích giao tiếp để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp

    • câu 3
    • 1. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, người, được, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

      2. Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép

    • câu 4

      1. Trau dồi để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ

      – Muốn sử dụng tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ, rèn luyện nắm đầy đủ nghĩa, cách dùng từ

      2. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ

    • câu 5
    • I. Kiến thức cơ bản bài Sự phát triển của từ vựng

      1. Cùng với sự phát triển của từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển, dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ:

      – Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ

      2. Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt

      3. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng, tiếng Việt mượn chủ yếu từ tiếng Hán.

    Trả lời

Viết một bình luận