CÂU HỎI NÀY CHỈ DÀNH CHO NHỮNG BẠN Ở HẢI DƯƠNG Soạn văn bài Truyền thuyết Yết Kiêu trong sách TÀI LIỆU HỌC TẬP NGỮ VĂN HẢI DƯƠNG ( dành cho học sinh

By Josie

CÂU HỎI NÀY CHỈ DÀNH CHO NHỮNG BẠN Ở HẢI DƯƠNG
Soạn văn bài Truyền thuyết Yết Kiêu trong sách TÀI LIỆU HỌC TẬP NGỮ VĂN HẢI DƯƠNG ( dành cho học sinh THCS)

0 bình luận về “CÂU HỎI NÀY CHỈ DÀNH CHO NHỮNG BẠN Ở HẢI DƯƠNG Soạn văn bài Truyền thuyết Yết Kiêu trong sách TÀI LIỆU HỌC TẬP NGỮ VĂN HẢI DƯƠNG ( dành cho học sinh”

  1. 1, đọc/kể lại truyện truyền thuyết 

    2, truyền thuyết Yết Kiêu có liên quan đến sự thật lịch sử, bằng cách kể hấp dẫn, nhiều chi tiết có tính chất hoang đường, kì ảo, ”Truyền thuyết Yết Kiêu”đã ca ngợi những anh húng đánh giặc ngoại xâm, thể hiện lòng tự hào về truyền thống yêu quê hương, đất nước của người Hải Dương nói riêng, người Việt Nam nói chung

    3, Mink chịu

    4,

    Yết Kiêu (1242-1301; chữ Hán: 歇驕) là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.

    Yết Kiêu quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).[cần dẫn nguồn] Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực cho Trần Hưng Đạo.

    Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ông bơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.

    Hiện nay vẫn còn đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến với tên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu.

    # LƯU Ý : BÀI NÀY CÔ MÌNH DẠY

    #nocopy

    Trả lời
  2. I TÌM HIỂU CHUNG

    Thể loại :truyền thuyết

    Kiểu văn bản: tự sự

    Yết Kiêu (12421301) là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, ông là gia nô và một trong 5 mãnh tướng dưới trướng Quốc công Tiết Chế Trần Hưng Đạo, ông là người có công giúp nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực cho Trần Hưng Đạo.

    2/Các sự việc

    +Yết Kiêu mồ côi cha mẹ từ nhỏ

    +Thấy hai con trâu trắng đánh nhau ở bờ sông,Ông dùng đòn gánh đánh trâu bỏ chạy

    +Yết Kiêu nhặt được hai cái lông trâu thần

    +Ông nuốt vào bụng

    +Ông cố thân thể cường tráng,trí lực phi thường,bơi lặn dưới nước như đi trên bờ.

    +Ông được Trần Hưng Đạo trọng dụng,đổi tên là Yết Kiêu

    +Yết Kiêu lập được nhiều công lớn

    +Ông còn được cá và cáo cứu trợ

    +Nhân dân ghi nhớ công ơn và tạo thành hai mô hình cá hóa long và cáo có đầu kì lân ngậm ngọc hiện thờ ở Đền Quát.

    II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

    Truyện đã ca ngợi người anh hùng đánh giặc cứu nước,thể hiện lòng tự hào truyền thống yêu quê hương đất nước ta của người dân Hải Dương nói riêng và người Việt Nam nói chung

    Phản ánh quan niệm ,sự tri ân của nhân dân đối với người anh hùng có công bảo vệ quê hương

    III LUYỆN TẬP

    Trả lời

Viết một bình luận