Viet 1 đoạn văn về hai câu cuối (10-15 cau) của bài Cảnh Khuya trong đó có cặp từ trái nghĩa

By Emery

Viet 1 đoạn văn về hai câu cuối (10-15 cau) của bài Cảnh Khuya trong đó có cặp từ trái nghĩa

0 bình luận về “Viet 1 đoạn văn về hai câu cuối (10-15 cau) của bài Cảnh Khuya trong đó có cặp từ trái nghĩa”

  1. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya đã để lại trong lòng người bao nỗi niềm! Có thể nói ,đây là hai câu thơ tuyệt bút khép lại dòng tâm trạng trong thi nhân. Biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu đã làm nổi bật nên hình ảnh người thi sĩ, người chiến sĩ. Cảnh khuya mà Người chưa ngủ, bức tranh khuya đượcvẽ đẹp vô cùng với những đường nét và màu sắc. Nó mở ra cả tâm trạng và những chiêm nghiệm trong lòng. Nhưng khi đặt nó trong mạch nối kết với câu thơ cuối bài, ta thêm hiểu và thêm trân trọng lời thơ. Điệp từ “chưa ngủ” dùng trong câu thơ giúp ta hiểu những trằn trọc trong lòng thi nhân. Có lẽ không chỉ là chưa ngủ, mà đã bao đêm Bac không ngủ. Bác ngồi đó, thưởng ngoạn cảnh đẹo trong những suy tư. Người thi nhân có thể thưởng thức cảnh đêm nhưng người lãnh tụ thì không. Cảnh đêm ấy trở thành nguồn cội của những suy tư, những âu lo và là động lực lớn cho tinh thần để Bác lạc quan tin vào một ngày mai của dân tộc. Lời thơ thêm muôn phần ý nghĩa bởi nó là sự kết hợp của thơ ca chiến sĩ, thi sĩ, là chất thép trong hồn thơ Người. 

    Trả lời
  2.                        { em tham khảo nhé }

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa
    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
    Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

    Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa…

    Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp “đua nhau” hoạt động. Nên từ “nghe xa”, ta đã được “nhìn gần” để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:

    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa…

    Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
    Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
    Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!

    Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ…

    Rất may, có một người chưa ngủ đã “nhìn” thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng “người chưa ngủ” không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
    Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào… Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
    Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
    Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy. 

    Trả lời

Viết một bình luận