Một hỗn hợp X gồm kim loại A(II) và B(III), mX=38,6g chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hết trong 0,8l dung dịch H2SO4 1M sinh ra 14,56l h

By Vivian

Một hỗn hợp X gồm kim loại A(II) và B(III), mX=38,6g chia X làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Hòa tan hết trong 0,8l dung dịch H2SO4 1M sinh ra 14,56l h2 ở đktc
Phần 2: Tác dụng với dung dịch NaOH dư giải phóng 10,08l H2 ở đktc và để lại chất rắn C có khối lượng bằng 58,03% khối lượng hỗn hợp đem phản ứng
a) Tìm A,B và khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Thêm vào dung dịch thu được sau khi hòa tan hết phần 1 dd H2SO4 1M ở trên với V lít dd NaOH 1 M thì thu được kết tủa.Nung kết tủa này ngoài kk đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng 26,2g.Tính V đã dùng( chấp nhận rằng bazo lưỡng tính kết tủa hết trước rooif mới đến các bazo còn lại)
Mn giúp mk vs ạ mk cần gấp.mk sẽ vote 5sao và ctlhn

0 bình luận về “Một hỗn hợp X gồm kim loại A(II) và B(III), mX=38,6g chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hết trong 0,8l dung dịch H2SO4 1M sinh ra 14,56l h”

  1. Đáp án:

    a/$A:Fe (22,4g)$

     $B:Al(16,2g)$

    b/$VddNaOH=1,1725lit$

    Giải thích các bước giải:

    a/

    $mX_\text{mỗi phần}=\frac{38,6}{2}=19,3g$

    $P1:$

    $nH_2=\frac{14,56}{22,4}=0,65$

    $A+H_2SO_4 \to ASO_4+H_2$

    $2B+3H_2SO_4 \to B_2(SO_4)_3+3H_2$

    ⇒$nA+\frac{3}{2}nB=nH_2=0,65(1)$

    $P2:$

    $nH_2=\frac{10,08}{22,4}=0,45$

    Ta có $NaOH$ dư mà vẫn để lại chất rắn dư

    ⇒Có kim loại không tan trong $NaOH$

    $mC=19,3.58,03\%=11,2g$

    ⇒$m\text{KL tan trong NaOH}=19,3-11,2=8,1g$

    +Gỉa sử kim loại tan là A:

    $A^0 \to A^{2+}+2e$

    $H^{+1}+2e \to H_2^0$

    Bảo toàn e: ⇒$2nA=2nH_2⇔nA=nH_2=0,45$

    $MA=\frac{8,1}{0,45}=18(L)$

    +Gỉa sử kim loại tan là B:

    $B^0 \to B^{3+}+3e$

    $H^{+1} +2e \to H_2^0$

    Bảo toàn e: ⇒$3nB=2nH⇔nB=0,3$

    $MB=\frac{8,1}{0,3}=27(Al)$

    ⇒Nhận

    Thay $nB=0,3$ vào (1) ⇒$nA=0,2$

    Ta có $A$ không tan trong $NaOH$ ⇒$mA=mC=11,2$

    $MA=\frac{11,2}{0,2}=56(Fe)$

    $mFebđ=11,2.2=22,4$

    $mAlbđ=8,1.2=16,2$

    b/

    $P1$

    $nH_2SO_4=0,8.1=0,8$

    Thep pt: $nH_2SO_4p/u=nH_2=0,65$

    ⇒$nH_2 dư=0,8-0,65=0,15$

    Ta có sau $P1$ có các sản phẩm

    +$FeSO_4(0,2mol),Al_2(SO_4)_3(0,15mol)$

    +$TH1:NaOH$ dư và $Al(OH)_3$ tan hết trong $NaOH$ dư

    $Al_2(SO_4)_3 +6NaOH \to 2Al(OH)_3+3Na_2SO_4$

    $FeSO_4+2NaOH \to Na_2SO_4 +Fe(OH)_2$

    $NaOH+Al(OH)_3 \to NaAlO_2 +2H_2O$

    $4Fe(OH)_2 +O_2 \to 2Fe_2O_3+4H_2O$

    $BTNT”Fe”: nFeSO_4=2nFe_2O_3=0,4$

    ⇒$mFe_2O_3=0,4.160=64g(>26,2g)$

    ⇒Loại

    $TH2:NaOH$ hòa tan hết $Al_2(SO_4)_3$ và 1 phần $FeSO_4$

    $Al_2(SO_4)_3 +6NaOH \to 2Al(OH)_3+3Na_2SO_4$

    $FeSO_4+2NaOH \to Na_2SO_4 +Fe(OH)_2$

    $4Fe(OH)_2 +O_2 \to 2Fe_2O_3+4H_2O$

    $2Al(OH)_3 \to Al_2O_3+3H_2O$

    $BTNT “Al” : 2nAl_2(SO_4)_3=2nAl_2O_3⇔nAl_2O_3=0,15$

    $mAl_2O_3=0,15.102=15,3$

    $mFe_2O_3=26,2-15,3=10,9$

    $nFe_2O_3=\frac{10,9}{160}=0,068125$

    $BTNT “Fe” :nFeSO_4=2nFe_2O_3=0,13625$

    Theo pt $nNaOH=6nAl_2SO_4+2nFeSO_4=6.0,15+2.0,13625=1,1725$

    $VddNaOH=\frac{1,1725}{1}=1,1725lit$

    Trả lời

Viết một bình luận