ở lúa cây cao A là trội so vs cây thấp a chín sớm S là trội so vs chín muộn s.Hai cặp gen này tồn tại trên hai cặp NST thường a viết kiểu gen có thể

By Faith

ở lúa cây cao A  là trội so vs cây thấp a chín sớm S là trội so vs chín muộn s.Hai cặp gen này tồn tại trên hai cặp NST thường a viết kiểu gen có thể có của cơ thể cây cao chín muộn , cây thấp chín sớm , cây cao chín sớm b đem lai lúa cây
cao chín sơm với cây thấp chín muộn thu đc F1 204 cây cao chín sớm          201 cây cao chín muộn 203 cây thấp chín sớm         200 cây thấp chín muộn – biện luận và tìm kiểu gen của cây bố mẹ và viết sơ đồ lai
E đang cần gấp !!!

0 bình luận về “ở lúa cây cao A là trội so vs cây thấp a chín sớm S là trội so vs chín muộn s.Hai cặp gen này tồn tại trên hai cặp NST thường a viết kiểu gen có thể”

  1. Quy ước gen: A qui định cây cao.

                            a qui định cây thấp.

                            S qui định chín sớm.

                            s qui định chín muộn.

    a) Kiểu gen của cây cao, chín muộn: AAss, Aass.

         Kiểu gen của cây thấp, chín sớm: aaSS, aaSs.

         Kiểu gen của cây cao, chín sớm: AASS, AASs, AaSS, AaSs.

    b) Tỉ lệ kiểu hình ở F1: 204 cây cao, chín sớm : 201 cây cao, chín muộn : 203 cây thấp, chín sớm : 200 cây thấp, chín muộn ≈ 1 cao, sớm : 1 cao, muộn : 1 thấp, sớm : 1 thấp, muộn.

    – Xét riêng từng cặp tính trạng:

       + Chiều cao: \(\dfrac{\text{cao}}{\text{thấp}}=\dfrac{204+201}{203+200}≈\dfrac{1}{1}\)

    ⇒ Là kết quả của phép lai phân tích.

    ⇒ Kiểu gen của P là: Aa × aa.

       + Thời gian chín: \(\dfrac{\text{sớm}}{\text{muộn}} = \dfrac{204+203}{201+200}≈\dfrac{1}{1}\)

    ⇒ Là kết quả của phép lai phân tích.

    ⇒ Kiểu gen của P là: Ss × ss

    – Xét chung hai cặp tính trạng: (1 cao : 1 thấp)(1 sớm : 1 muộn) = 1 cao, sớm : 1 cao, muộn : thấp, sớm : 1 thấp, muộn.

    ⇒ Tuân theo phép lai phân tích.

    ⇒ Kiểu gen của P là: AaSs × aass

    – Sơ đồ lai:

    P:          AaSs (cao, sớm)           ×           aass (thấp, muộn)

    GP:   AS, As, aS, as                                   as

    F1:                           AaSs : Aass : aaSs : aass

    Kiểu gen: 1AaSs : 1Aass : 1aaSs : 1aass

    Kiểu hình: 1 cây cao, sớm : 1 cây cao, muộn : 1 cây thấp, sớm : 1 cây thấp, muộn.

    Trả lời
  2. Đáp án:

        Quy ước gen:`A-`Cây cao        `a-`Cây thấp

                                `S-`Chín sớm      `s-`Chín muộn

    `a,`

    -Cây cao chín muộn có kiểu gen là $AAss$ hoặc $Aass$

    -Cây thấp chín sớm có kiểu gen là $aaSS$ hoặc $aaSs$

    -Cây cao chín sớm có kiểu gen là:$AASS,AaSS,AASs,AaSs$

    `b,`

    -Xét kết quả thu được ở $F1$ Ta có:

    $204$ Cây cao,chín sớm$201$ Cây cao,chín muộn$:203$Cây thấp,chín sớm$:200$Cây thấp chín muộn$=1:1:1:1=(1:1)(1:1)$

    `=>`$(1:1):$Đây là kết quả của phép lai$Aa$ $×$ $aa$ hoặc $Ss$ $×$ $ss$

    `=>`Kiểu gen và kiểu hình của $P$ là $AaSs($Cây cao,chín sớm$)xaass($Cây thấp,chín muộn$)$

       Sơ đồ lai:

    $P:AaSs($Cây cao,chín sớm$)$ $×$ $aass($Cây thấp,chín muộn$)$

    $G_{P}:AS,As,aS,as$      $as$

    $F1:$Tỉ lệ KG:`1AaSs:1Aass:1aaSs:1aass`

             Tỉ lệ KH:`1`cây cao chín sớm  

                             `1`cây cao chín muộn 

                              `1`cây thấp chín sớm

                              `1`cây thấp chín muộn.

       Chúc bạn học tôt….

         

     

    Trả lời

Viết một bình luận