Câu 1: Phân biệt động vật và thực vật, đặc điểm chung của động vật ? Câu 2: Đặc điểm trùng roi, đế giày, biến hình, kiết lị ( Nơi sống, cấu tạo ngoài,

By Aubrey

Câu 1: Phân biệt động vật và thực vật, đặc điểm chung của động vật ?
Câu 2: Đặc điểm trùng roi, đế giày, biến hình, kiết lị ( Nơi sống, cấu tạo ngoài, di chuyển, cấu tạo trong (nếu có),dinh dưỡng,vòng đời )?
Câu 3: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
Câu 4: Nêu các đại diện của ngành ruột khoang, ngành giun tròn, ngành giun sán?
Câu 5: Nêu đặc điểm của thủy tức, so sánh đặc điểm của hải quỳ và san hô?
Câu 6: Đặc điểm giun đũa, biện pháp phòng tránh?
Câu 7: Đặc điểm của sán lá gan, biện pháp phòng tránh?
Câu 8: Vòng đời của giun đũa, vòng đời của sán lá gan?
Làm đầy đủ mình cho câu trả lời hay nhất.

0 bình luận về “Câu 1: Phân biệt động vật và thực vật, đặc điểm chung của động vật ? Câu 2: Đặc điểm trùng roi, đế giày, biến hình, kiết lị ( Nơi sống, cấu tạo ngoài,”

  1. Đáp án:Câu 1

    Động vật và thực vật có những điểm giống và khác nhau:

    – Giống nhau:

    + Đều có cấu tạo tế bào

    + Đều có khả năng lớn lên và sinh sản

    – Khác nhau:

    + Về cấu tạo thành tế bào

    Thành tế bào thực vật có xenlulôzơ, còn tế bào động vật không có

    + Về phương thức dinh dưỡng

    Thực vật là những sinh vật tự dưỡng, có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể.

    Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ mà sử dụng chất hữu cơ có sẵn.

    + Về khả năng di chuyển

    Thực vật không có khả năng di chuyển

    Động vật có khả năng di chuyển

    + Hệ thần kinh và giác quan

    Thực vật không có hệ thần kinh và giác quan

    Động vật có hệ thần kinh và giác quan.
    Câu 2 

    Đáp án:

    Trùng roi: tự dưỡng và dị dưỡng, sống tự do

    Trùng giày: dị dưỡng, sống tự do

    Trùng kiết lị: dị dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu, kí sinh

    Trùng sốt rét: dị dưỡng, kí sinh

     Cấu tạo :

    – Trùng roi: đơn bào, hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, có điểm mắt,có roi dài,có nhân , chất nguyên sinh,chất diệp lục,hạt dự trữ,không bào có bóp , màng cơ thể

    -Trùng giày: nhân nhỏ,nhân lớn, miệng,hầu,không bào tiêu hóa, không bào co bóp,lông bơi,cấu tạo đơn bào,hình đế giày

    -Trùng biến hình: đơn bào,chất nguyên sinh lỏng,nhân,không bào tiêu hóa,không bào co bóp,ngoài ra còn có thêm chân giả do chất nguyên sinh dồn về 1 phía

    -Trùng kiết lị: cấu tạo đơn bào giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn

    – Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ, đơn bào, không có bộ phận di chuyển,không có các không bào,hình thức dinh dưỡng được thực hiện qua màng tế bào

    Nơi sống:

    -Trùng roi: sống trong nước ( như ao,hồ,đầm,ruộng,vũng nước mưa,..)

    -Trùng giày:sống trong cỏ ngâm,váng cống rãnh hoặc những váng nước đục

    -Trùng biến hình: sống ở mặt bùn trong các ao tù hay hồ nước lặng,đôi khi nổi lẫn trên các mặt ao,hồ

    -Trùng kiết lị:kí sinh ở thành ruột con người

    -Trùng sốt rét:kí sinh trong máu người
    Câu 3 :

    Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là:

       – Cơ thể có kích thước hiển vi.

       – Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

    – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

       – Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.
    Câu 4 :

    – Ngành động vật nguyên sinh: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét

    – Ngành ruột khoang: thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô

    – Ngành giun dẹp:sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây

    – Ngành giun tròn:giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa

    – Ngành giun đốt: giun đất, giun đỏ, đĩa, rươi
    Câu 5 : ở hinhf bên dưới nhé
    Câu 6 

    Giun đũa là một loại giun tròn có kích thước lớn. Giun cái dài 20 – 30 cm, giun đực 15 – 20 cm, thân hình ống, màu trắng sữa hay hồng nhạt.

    Đầu: miệng có 3 môi bao quanh, xếp cân đối, 1 môi lưng, 2 môi bụng, ở giữa là miệng 3 cạnh.

    Đuôi: ở mặt bụng có những núm cảm giác, đặc biệt ở giun đực nhiều hơn.

    Bộ phận tiêu hoá: có thực quản, ruột, hậu môn.

    Bộ phận bài tiết: gồm 2 ống chạy dọc 2 bên thân, đổ vào 1 lỗ ở phía đầu, mặt bụng.

    Bộ phận thần kinh: có 1 vòng và những dây thần kinh.

    Bộ phận sinh dục: giun cái gồm tử cung, túi chứa tinh, hai ống dẫn trứng, buồng trứng. Toàn bộ là những ống soắn vào nhau, ở giữa thân, tập trung vào 1 ống có vách dày là âm đạo, âm đạo mở ra mặt bụng, chỗ tiếp giáp 1/3 đoạn trước và giữa thân. Giun đực có tinh hoàn hình ống, tiếp theo là ống dẫn tinh, ống phụt tinh, đổ ra phía sau lỗ hậu môn.

    Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

    – Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

    – Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

    – Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

    – Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay.

    – Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây. Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

    – Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

    Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

     

    Giải thích các bước giải

     

    cau-1-phan-biet-dong-vat-va-thuc-vat-dac-diem-chung-cua-dong-vat-cau-2-dac-diem-trung-roi-de-gia

    Trả lời
  2. Giải thích các bước giải:

    Câu 8:

    Vòng đời của giun đũa

    Trứng giun–(gặp ẩm và thoáng khí)–>Ấu trùng trong trứng—>Con người ăn phải trứng giun (rau sống,….)—>Ruột non–(chui ra)–>Vào máu, đi qua gan, tim, phổi—>Ruột non—>Giun đũa trưởng thành đẻ trứng—>Trứng giun (quay lại từ đầu)

    Vòng đời của sán là gan:

    – Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.

    – Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.

    – Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ.,bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ’ thành kén sán.

    – Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

    Câu 7:

    Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:

    – Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.

    – Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

    – Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

    – Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.

    – Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.

    Các biện pháp phòng tránh sán lá gan:

    -Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.

    – Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.

    Trả lời

Viết một bình luận