1Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách VN nửa cuối TK XIX? 2Trong những đề nghị cải cách VN nửa cuối TK XIX em ấn tượng với cải cách nào nhất?

By Hadley

1Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách VN nửa cuối TK XIX?
2Trong những đề nghị cải cách VN nửa cuối TK XIX em ấn tượng với cải cách nào nhất? Vì sao?

0 bình luận về “1Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách VN nửa cuối TK XIX? 2Trong những đề nghị cải cách VN nửa cuối TK XIX em ấn tượng với cải cách nào nhất?”

  1. 1. -các đề nghị cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.

       -tuy nhiên, các đề nghị cải cách trên vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm với những vấn đề cơ bản của thời đại : giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

    2. em ấn tượng nhất là đề nghị cải cách “xin mở ba cửa biển ở miền bắc và miền trung để thông thương với bên ngoài” của Viện Thương Bạc vì đề nghị đó xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh.

    Trả lời
  2. 1

    Những đề nghị cải cách ở Việt nam cuối thế kỉ XIX

    – Trong hoàn cảnh đất nước bị khủng hoảng, nhân dân sống cơ cực, địch họa kề bên, một số sĩ phu yêu nước tiến bộ hi vọng cải cách để cứu vãn tình thế. Vào những năm 60 của thế kỉ XX, có nhiều ý kiến đề xuất cải cách được dâng lên triều đình.

    – Tiêu biểu là:

    + Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) thông thương với bên ngoài; Đinh Văn Điền xin khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. + 1863-1871: Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi triều đình 60 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công – thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục…

    + Năm 1872, Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.

    + 1877-1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

    * Những đề nghị cải cách này không được thực hiện, vì:

    – Đất nước khủng hoảng: kinh tế suy yếu, chính trị

    – xã hội không ổn định. Nhân tài vật lực kiệt quệ không đủ khả năng tiến hành.

    – Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, khư khư ôm lấy cái cũ và không chịu đổi mới (do ý thức hệ phong kiến quá lâu, quá sâu). Những người có tư tưởng cải cách, ủng hộ cải cách không phải là người nắm quyền lực cao trong triều đình. –

    Thiếu sự đồng thuận từ trên (vua và triều đình) đến dưới (thiếu sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân)…

    Bản thân các đề nghị cải cách còn có những hạn chế: tản mạn, rời rạc, không cụ thể, thiếu tính toàn diện, thiếu tính khả thi.

    – Đất nước đã bị Pháp xâm lược (hoàn cảnh đất nước có chiến tranh) nên khó tiến hành cải cách.

    * Điều kiện để thực hiện một cuộc cải cách:

    – Cải cách là yêu cầu khách quan của lịch sử, muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải cải cách.

    – Để một cuộc cải cách thành hiện thực phải có các điều kiện:

    + Sự đồng thuận từ trên xuống dưới, quyết tâm của người lãnh đạo, ủng hộ của nhân dân.

    + Phải có điều kiện thuận lợi đảm bảo công cuộc cải cách giành thắng lợi.

    + Đề nghị cải cách phù hợp với đất nước (thiên thời, địa lợi, nhân hòa).

    2

    Em ấn tượng với Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi triều đình 60 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công – thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục…Vì nếu triều đình nhà nguyễn thực hiện sẽ biến việt nam trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

    Trả lời

Viết một bình luận