đánh giá về hồ quý ly và những cải cách của ông

By Alice

đánh giá về hồ quý ly và những cải cách của ông

0 bình luận về “đánh giá về hồ quý ly và những cải cách của ông”

  1. Hồ Quý Ly là một người thực sự tài năng (một số cải cách của ông được tiến hành khi ông còn là một quan lại chứ chưa lên ngôi lập ra nhà Hồ), là một người yêu nước, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

    Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

    => Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

    – Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

    xin hay nhất

    Trả lời
  2. Hồ Quý Ly là một người thực sự tài năng (một số cải cách của ông được tiến hành khi ông còn là một quan lại chứ chưa lên ngôi lập ra nhà Hồ), là một người yêu nước, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

    Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên các mặt: chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, quân sự,…

    a) Về chính trị:

    – Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

    – Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

    – Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

    b) Về kinh tế tài chính:

    – Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

    – Ban hành chính sách hạn điền.

    – Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

    c) Về xã hội:

    – Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

    – Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

    d) Về văn hoá, giáo dục:

    – Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

    – Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

    – Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

    e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

    Trả lời

Viết một bình luận