Câu1 :em hãy nêu tình hình nước pháp trước cách mạng . Nêu nhận xét của em về cuộc cách mạng tư sản pháp Câu 2 tại sao các nước đông năm á lại là mục

By Aaliyah

Câu1 :em hãy nêu tình hình nước pháp trước cách mạng . Nêu nhận xét của em về cuộc cách mạng tư sản pháp
Câu 2 tại sao các nước đông năm á lại là mục tiêu xâm lược của thực dân phương tây
Câu 3 nêu phương thành tựu về KHKT,văn học nghệ thuật
Help me
Vote đủ 5 sao

0 bình luận về “Câu1 :em hãy nêu tình hình nước pháp trước cách mạng . Nêu nhận xét của em về cuộc cách mạng tư sản pháp Câu 2 tại sao các nước đông năm á lại là mục”

  1. 1. Tình hình kinh tế

    – Về nông nghiệp: công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.

    – Công, thương nghiệp: phát triển.

    + Máy móc được sử dụng trong sản xuất.

    + Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.

    + Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô… tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh…) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ.

    – Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.

    2. Tình hình chính trị – xã hội

    – Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.

    – Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

    + Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.

    + Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

    3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

    – Chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của cả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy đã bị tố cáo, phê phán trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng ( triết học ánh sáng). Tiêu biểu là: Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô.

    – Những tư tưởng tiên tiến thức tỉnh mọi người và có tác dụng chuẩn bị tích cực cho cách mạng.

    Câu 2

    Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:

    * Nguyên nhân khách quan:

    – Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,… nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

    * Nguyên nhân chủ quan:

    – Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

    + Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

    + Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

    + Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

    – Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

    – Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    – Chính trị – xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

    I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật

    a) Trong công nghiệp:

    – Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy mọc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó lan tràn ở các nước Âu – Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:

    + Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.

    + Phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.

    + Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời.

    + Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc.

    + Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

    b) Giao thông, liên lạc:

    – Năm 1807, tàu thủy chạy bằng hơi nước.

    – Năm 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

    – Năm 1814, xe lửa chạy trên đường sắt.

    – Phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cái cho điện tín.

    c) Nông nghiệp:

    – Kỹ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ:

    + Phân hóa học được sử dụng.

    + Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt được sử dụng.

    d) Quân sự:

    – Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa, chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn,…

    Văn học và nghệ thuật đạt được những thành tựu to lớn, phục vụ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức.

    * Văn học:

    – Pháp, Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xơ đã kịch phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.

    – Đức, Si-lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh tự do của nhân dân.

    – Anh, Bai-rơ dùng văn trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán bất công.

    – Chủ nghĩa hiện thực phê phán với các tên tuổi: Ban-dắc (Pháp), Thác-cơ-rê, Đích-ken (Anh),…

    * Nghệ thuật:

    – Âm nhạc: Mô-da (Áo), Bách và Bét-tô-ven (Đức), Sô-panh (Ba-lan),… Các tác phẩm của họ phản ánh cuộc sống, chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.

    – Hội họa: Đa-vít, Đơ-loa-croa (Pháp) gắn bó với cách mạng và quần chúng.

    Trả lời
  2. Tình hình : -năng suất thấp, ruộng đất bỏ hoang nhiều, nạn mất mùa, đói kém xảy ra. 

    – công, thương nghiệp phát triển, máy móc được  sử dụng trong sản xuất . Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.xuât khẩu đến nhiều nc và nhập khẩu máy móc, đường, cà phê.

    =>Nhưng  chế độ phong kiến đã cản trở sự phát triển của công , thương  nghiệp : thuế má nặng, k có đơn vị tiền tệ và đo lường  thống nhất .

    Trả lời

Viết một bình luận