Câu 1 Cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp là gì? Thành tựu? Hệ quả?

By Samantha

Câu 1 Cách mạng công nghiệp:
Cách mạng công nghiệp là gì?
Thành tựu? Hệ quả?

0 bình luận về “Câu 1 Cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp là gì? Thành tựu? Hệ quả?”

  1. Cách mạng công nghiệp là gì?

    – Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất

    – Là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới

    * Hệ quả

    – Thay đổi bộ mặt các nước tư bản

    – Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời

    – Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác

    – Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố

    – Nâng cao năng suất lao động

    – Hình thành 2 giai cấp mới: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp

    * Thành tựu

    – Năm 1764: Máy kéo sợi Gien-ni ( Giêm Ha-gri-vơ )

    – Năm 1769: Máy kéo sợi ( Ác-crai-tơ )

    – Năm 1785: Máy dệt ( Ét-mơn Các-rai )

    – Năm 1784: Máy hơi nước ( Giêm Oát )

    – Đầu XIX: Tàu thủy và xe lửa ( Chưa rõ )

    #Xin hay nhất + 5sa0 + 1 tym

    #Rinn

    Trả lời
  2. Cách mạng công nghiệp hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất  cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất ;  sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới

    Thành tựu:

    -Năm 1733 John Kay đã phát minh ra “thoi bay”. Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.

    -Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.

    -Năm 1769, Richard Arkrwight đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

    -Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

    Hệ quả:

    a) Về kinh tế:

    – Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.

    – Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

    – Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

    + Nông nghiệp: Chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

    b) Về xã hội:

    – Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

    + Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

    + Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.

    Trả lời

Viết một bình luận