Vì sao Bà Huyện Thanh Quan chết? (Mình cần gấp)

By Alice

Vì sao Bà Huyện Thanh Quan chết? (Mình cần gấp)

0 bình luận về “Vì sao Bà Huyện Thanh Quan chết? (Mình cần gấp)”

  1. Bà Huyện Thanh Quan là người không chỉ bị cuốn hút bởi sự suy tàn, mà còn thấy được cả vẻ đẹp của suy tàn. Điều này thường trực trong thi phẩm đến mức thành ám ảnh. Ám ảnh đó ẩn chứa một xung năng vô thức mạnh mẽ mà phân tâm học gọi là bản năng chết (thanatos).

    1. Năm 1802, sau khi thống nhất cả nước, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Thậm chí, chữ long trong tên gọi Thăng Long vốn là rồng, biểu tượng vương quyền và lý do chọn đô của Lý Thái Tổ, cũng bị đổi thành chữ long là thịnh.

    Sự hạ thấp này hẳn làm đau lòng dân chúng Bắc Hà, nhất là các sĩ phu, những người từng ăn lộc nhà Lê như Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, thầy học của Nguyễn Lý, thân sinh Bà Huyện Thanh Quan. Nỗi đau ấy, về sau, hẳn còn gia tăng khi cố đô Thanh Long bị đổi thành tỉnh Hà Nội vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831): Kinh thành ngày ấy tỉnh bây giờ!

    Năm 1813, trên đường đi sứ Trung Hoa, qua Thăng Long, chứng kiến những đổi thay nơi mình đã từng sống suốt tuổi hoa niên, Nguyễn Du cảm khái:

    Thiên niên cự thất thành quan đạo

    Nhất phiến tân thành một ố cung

    (Nhà lớn nghìn năm thành đường cái

    Một mảnh tân thành mất cung xưa)

    Nhìn Thăng Long bây giờ, thi nhân nhớ về một Thăng Long ngày xưa. Một nỗi nhớ với từng chi tiết cụ thể, đối lập nhau như nhà/đường, thành/cung, mới/xưa. Và nỗi nhớ càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì càng chứng tỏ nỗi đau mất biểu tượng ấy lớn bấy nhiêu. Đó là nguồn gốc và cũng là nội dung của một tâm thức chung về sau được gọi là tâm sự hoài Lê mà một lớp người đã từng sống với hoàng triều đeo đẳng.

    Trả lời

Viết một bình luận