Câu 13 Những chuyển biến của xã hội Viet Nam Nêu ngắn gọn đừng dài dòng

By Elliana

Câu 13 Những chuyển biến của xã hội Viet Nam
Nêu ngắn gọn đừng dài dòng

0 bình luận về “Câu 13 Những chuyển biến của xã hội Viet Nam Nêu ngắn gọn đừng dài dòng”

  1. __________Take it easy_____Kirakira123________________

    Những chuyển biến xã hội:
    – Tình hình cơ cấu xã hội:
    + Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.
    + Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

    Trả lời
  2. *Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX- XX xuất hiện các giai cấp, tầng lớp: tầng lớp tư sản,  tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp công nhân.

    * Tầng lớp tư sản:

    – Là thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn…

    – Họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm thế lực kinh tế yếu ớt.

    – Thái độ chính trị: muốn có thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.

    * Tầng lớp tiểu tư sản:

    – Thành phần: Chủ xưởng thủ công nhỏ, tiểu thương, viên chức, trí thức, sinh viên, nhà giáo, thông ngôn… Cuộc sống của họ rất bấp bênh.

    – Thái độ chính trị: có ý thức dân tộc, sẵn sàng tham gia vào các cuộc vận động cứu nước.

    * Giai cấp công nhân:

    – Phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…

    – Đồng lương rẻ mạt nên đời sống vô cùng khổ cực.

    – Thái độ chính trị: sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại giới chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt…

    Trả lời

Viết một bình luận