câu 1 các mốc thời gian ( các cuộc đấu tranh thời bắc thuộc ) – nước vạn xuân được thành lập trong hoàn cảnh nào ? ý nghĩa ra dời nước vạn xuân ? – nh

By Clara

câu 1 các mốc thời gian ( các cuộc đấu tranh thời bắc thuộc )
– nước vạn xuân được thành lập trong hoàn cảnh nào ? ý nghĩa ra dời nước vạn xuân ?
– những thành tựu văn hóa của champa ? nhật xét ?
câu 2
các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì bắc thuộc
giúp m luôn nha h để mai kiểm tra 45 pppp

0 bình luận về “câu 1 các mốc thời gian ( các cuộc đấu tranh thời bắc thuộc ) – nước vạn xuân được thành lập trong hoàn cảnh nào ? ý nghĩa ra dời nước vạn xuân ? – nh”

  1. Câu 1

    * Thời Bắc thuộc có những cuộc khởi nghĩa là:

    – Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40).

    – Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

    – Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

     Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

    – Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

    – Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776- 794).

    – Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

    – Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930- 931) của Dương Đình Nghệ.

    – Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

    Nước Vạn Xuân thành lập trong hoàn cảnh :

    – Sau khi đánh bại quân Lương, mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức.

    – Thành lập triều với hai ban văn võ.

    * Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

    – Nông nghiệp:

    + Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

    + Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

    + Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

    – Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

    – Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

    * Văn hóa:

    – Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

    – Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

    – Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

    – Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

    cau-1-cac-moc-thoi-gian-cac-cuoc-dau-tranh-thoi-bac-thuoc-nuoc-van-uan-duoc-thanh-lap-trong-hoan

    Trả lời
  2. Câu 1: Sau khi đánh bại quân Lương, năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế(Lý Nam Đế) , đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch(Hà Nội), đặt niên hiệu là thiên đức

    -Thành lập triều đình với hai ban Văn và Võ 

      Ý nghĩa: với sự ra đời của nước Vạn Xuân sau 50 năm đấu tranh liên tục , một quốc gia độc lập tự chủ ra đời, thể hiện ý chí độc lập , tự chủ của dân tộc ta 

     Thành tựu văn hóa của Cham-pa

    – Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

    – Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

    – Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

    – Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi

    CÂU 2 MÌNH CHỊU, KIỂM TRA 45′ TỐT NHA

    Trả lời

Viết một bình luận