a) Bằng cách nào mà NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó? b) Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắ

a) Bằng cách nào mà NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó?
b) Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét ba cặp nhiễm sắc thể thường, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen khác nhau. Trong quá trình giảm phân ở một ruồi giấm đực, một số tế bào có một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường;các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường và các tế bào khác giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, số loại giao tử về các gen trên có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể trên là bao nhiêu?

0 bình luận về “a) Bằng cách nào mà NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó? b) Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắ”

  1. a. NST ở sinh vật nhân thực có thể chứa được phân tử ADN dài hơn rất nhiều lần so với chiều dài của nó vì :

    – Do sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau trong nhiễm sắc thể:

    – Đầu tiên phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, đường kính vòng xoắn là 2nm. – Ở cấp độ xoắn tiếp theo, chuỗi xoắn kép quấn quanh các cấu trúc prôtêin histon thành sợi cơ bản có đường kính là 11nm.

    – Ở cấp độ tiếp theo, sợi cơ bản xoắn cuộn tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính là 30nm

    – Các sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn cuộn thành cấu trúc crômtit ở kì trung gian có đường kính 300nm (sợi siêu xoắn) .

    Cấu trúc sợi tiếp tục đóng xoắn thành cấu trúc crômatit ở kì giữa của nguyên phân có đường kính 700nm, mỗi nhiễm sắc

    thể gồm 2 sắc tử chị em có đường tính 1400nm. b. Số loại giao tử được tạo thành

    Giả sử cặp NST thứ I xét 1 gen có 2 alen (A,a), cặp NST thứ II xét 1 gen có 2 alen (B, b), cặp NST thứ III xét 1 gen có 2 alen (D, d).

    -Một số tế bào giảm phân bình thường: + Ở mỗi cặp NST giảm phân cho 2 loại giao tử. Số loại giao tử bình thường là: 2× 2× 2 = 8(loại giao tử).

    – Một số tế bào có một cặp NST giảm phân I không phân li:

    + Một số tế bào có một cặp NST thứ I không phân li ở giảm phân I sẽ tạo ra 2 loại giao tử đột biến là Aa (n+1) và giao tử O (n-1), 2 cặp NST khác giảm phân bình thường và mỗi cặp NST cho ra 2 loại giao tử là (B, b)và (D,d )

    →Số loại giao tử đột biến là: 2× 2× 2 =8 loại giao tử.

    +Vì có 3 cặp NST, sự không phân li NST có thể xảy ra ở 1 trong 3 cặp NST

    → Số loại giao tử đột biến: 8×3=24(loại)

    -Số loại giao tử tạo ra: 8 + 24 = 32(loại).

    Bình luận
  2. A,Do ADN cuộn xoắn,xếp cuộn nhiều lần.

    B,TLKH F1 không đều ở 2 giới -> ttrạng màu mắt ruồi có gen nằm trên NST gtính qđịnh. KH đực F1 khác đực P nên gen này không nằm trên Y do đó phải nằm trên X. (qiy ước B, b)

    Pt/c -> F1 dị hợp tử.

    F2 có 8 tổ hợp giao tử (= 2×4 hoặc (4×4)/2) nên ít nhất phải có 1 cơ thể F1 phải hình thành 4 loại giao tử => F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen. 1gen nằm trên NST X và gen còn lại nằm trên NST thường quy ước A,a (nếu 2 gen nằm trên NST X cả thì F1 cũng ko tạo đc 4 loại giao tử).

    Quy ước KH A- XBXB, A-XBY: đỏ tươi, A-XBXb đỏ tía, aaXbXb, aaXbY: trắng. Viết sơ đồ lai kiểm chứng thử nhe: Pt/c AAXBXB x aaXbY

    Thực ra F2 có 16 tổ hợp gtử, TLKH là 6/16: 6/16:4/16.

    Bình luận

Viết một bình luận