a. Có 3 lọ riêng biệt đựng các chất khí sau: Không khí, hiđro và oxi. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết các khí trong mỗi lọ. b. Cho 3,36

a. Có 3 lọ riêng biệt đựng các chất khí sau: Không khí, hiđro và oxi. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết các khí trong mỗi lọ.
b. Cho 3,36 lít oxi (ở đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hóa trị III thu được 10,2 gam oxit. Xác định tên kim loại.

0 bình luận về “a. Có 3 lọ riêng biệt đựng các chất khí sau: Không khí, hiđro và oxi. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết các khí trong mỗi lọ. b. Cho 3,36”

  1. Bạn tham khảo nha!

    `a)` Dùng que đóm đang cháy rồi đưa nhanh vào lọ chứa khí:

    + Que đóm bùng cháy: `O_2`.

    + Que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt kèm tiếng nổ lách cách: `H_2`.

    + Que đóm cháy yếu rồi tắt: Không khí.

    `b)` `-` Gọi kim loại cần tìm là `R`

    `->` `4R + 3O_2 \overset{t^o}\to 2R_2O_3`

    `-` `n_{O_2} = \frac{3,36}{22,4} = 0,15` `(mol)`

    `-` Theo phương trình `n_{R_2O_3} = 0,1` `(mol)`

    `->` `M_{R_2O_3} = \frac{10,2}{0,1} = 102` `(g \/mol)`

    `->` `2R + 16.3 = 102` 

    `->` `2R + 48 = 102`

    `->` `2R = 54`

    `->` `R = 27` `(g \/mol)`

    `->` `R` là Nhôm `(Al)`.

    Bình luận
  2. a, Phân biệt bằng cách sử dụng que đóm đang cháy cho vào cả 3 lọ :

    – nếu ngọn lửa cháy mãnh liệt nhất => đó là lọ đựng khí oxi

    -nếu ngọn lửa cháy với màu xanh => đó là lọ đựng khí hidro

    -nếu cháy không mãnh liệt lắm=> đó là lọ đựng không khí

    b, nO2= 3,36/22,4= 0,15 mol

    gọi kim loại là A. Do A hóa trị III => Oxit của nó tương ứng là: A2O3

    ta có phương trình:

    4A+ 3O2 ($t^{o}$) —-> 2A2O3

             0,15—————> 0,1 mol

    => $M_{A2O3}$ = $\frac{10,2}{0,1}$ =102 = 2A + 3.16

    => A= 27 => Al là Nhôm

     Chúc chủ tus học giỏi điểm cao nhé ^^

    Bình luận

Viết một bình luận