A.em hãy giải thích mỗi quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất rút ra bài học thực tiễn B. Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ có c

A.em hãy giải thích mỗi quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất rút ra bài học thực tiễn
B. Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim để thi chuyển cấp từ cấp ll lên đến cấp lll . Học sinh cần thực hiện sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất như thế nào

0 bình luận về “A.em hãy giải thích mỗi quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất rút ra bài học thực tiễn B. Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ có c”

  1. 2) Câu tục ngữ này có nghĩa là chúng ta phải có sự kiên trì trong mọi việc thì mới đạt được sự suôn sẻ, thành công mà chúng ta muốn

    Em có thể áp dụng vào vc khi mà em ko làm đc bài tập khó mà đã nản lòng, hoặc khi em thất bại trong vc học hành,………..

    – Ví dụ: Thuộc tính của đường là ngọt Thuộc tính của muối là mặn – Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật, hiện tượng, biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng ( ít, nhiều)….của sự vật, hiện tượng.

    – Ví dụ: Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m Diện tích tòa nhà: 8000m2. Rút gọn

    a-em-hay-giai-thich-moi-quan-he-giua-su-bien-doi-ve-luong-va-su-bien-doi-ve-chat-rut-ra-bai-hoc

    Bình luận
  2. aChất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định,
    còn lượng thường xuyên biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự vật đang tồn tại.
    Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa
    lượng và chất, là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về
    lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm giới hạn khi mà lượng đạt tới sẽ làm thay đổi chất của sự vật thì gọi là điểm nút.
    – Sự thay đổi về chất qua điểm nút được gọi là bước nhảy. Đó là bước ngoặt căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Do vậy có thể nói phát triển là sự “đứt đoạn” trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút.

    – Khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp, tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.
    Tóm lại: Quy luật lượng – chất đã chỉ rõ cách thức biến đổi
    của sự vật và hiện tượng. Trước hết, lượng biến đổi dần dần và liên tục và khi đạt đến điểm nút (giới hạn của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy về chất; chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
    Tất nhiên, thế giới sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong phú,
    do đó hình thức của các bước nhảy cũng rất đa dạng và phong phú.

    B.

    Mỗi chúng ta muốn có thành công không phải tự nhiên mà có được ,chúng ta phải biết vượt qua những thử thách và trở ngại. Để khuyên thế hệ trẻ phải có lòng kiên trì, có ý chí quyết tâm,ông cha ta đã răn dạy:

    “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

    Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi người phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm được.

    Tại sao ông cha ta lại nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.

    Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta? Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhưng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công được. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.

    Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.

    Bình luận

Viết một bình luận