A là hỗn hợp gồm: Ba, Al, Mg. Lấy m gam A cho tác dụng với nước tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 3,36 lit H2 (đktc). Lấy m gam A cho vào dung dịch xút dư tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Lấy m gam A hoà tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit HCl thì thu được một dung dịch và 8,96 lit H2 (đktc). Hãy tính m gam và thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
TN1: A tác dụng với nước
Ba +2 H2O –> Ba(OH)2 + H2;
x ——————x————x ;
2Al + Ba(OH)2 +2 H2O –> Ba(AlO2)2 +3 H2;
2x——–x—————————————3x;
TN2 : A tác dụng với dd xút
Ba +2 H2O –> Ba(OH)2 + H2;
x———————————-x;
2Al + Ba(OH)2 +2 H2O –> Ba(AlO2)2 +3 H2;
y————————————————-3/2y;
TN3: A tác dụng với HCl
Ba + 2HCl –> BaCl2 + H2;
x——————————x;
2Al + 6HCl –> 2AlCl3 + 3H2;
y——————————3/2y;
Mg + 2HCl –> MgCl2 + H2;
z——————————z;
Gọi x,y,z lần lượt là số mol của Ba, Al, Mg.
TN1: nH2= 3,36/22,4= 0,15 (mol)
=>x + 3x= 4x=0,15 => x= 0,0375 (mol)
TN2: nH2= 0,3 (mol)
=> x + 3/2 y = 0,3 => y = 0,175 (mol)
TN3: nH2= 0,4 (mol)
=> x +3/2y + z = 0,4 => Z= 0,1 (mol)
m= 0,0375*137+ 0,175*27+ 0,1*24=26,2625(g).