`A` là hợp chất của lưu huỳnh. Cho `43,6g` chất `A` vào nước dư được dung dịch `B`. Cho dung dịch `BaCl_2` dư vào dung dịch `B`, thu được kết tủa trắn

`A` là hợp chất của lưu huỳnh. Cho `43,6g` chất `A` vào nước dư được dung dịch `B`. Cho dung dịch `BaCl_2` dư vào dung dịch `B`, thu được kết tủa trắng và dung dịch `C`. Cho `Mg` dư vào dung dịch `C` , thu được `11,2l ` khí ở `(đktc)`. Xác định công thức phân tử của chất `A`.

0 bình luận về “`A` là hợp chất của lưu huỳnh. Cho `43,6g` chất `A` vào nước dư được dung dịch `B`. Cho dung dịch `BaCl_2` dư vào dung dịch `B`, thu được kết tủa trắn”

  1. $A\xrightarrow{{H_2O}}B\xrightarrow{{BaCl_2}} \downarrow, $ dd $C$

    $C\xrightarrow{{Mg}} H_2\uparrow$

    Suy ra $B$ là dung dịch $H_2SO_4$, $C$ chứa $HCl$

    $n_{H_2}=0,5(mol)$

    $H_2SO_4+BaCl_2\to BaSO_4+2HCl$

    $Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2$

    $\to n_{H_2SO_4}=n_{H_2}=0,5(mol)$

    $A$ là $SO_3$ hoặc oleum $H_2SO_4.nSO_3$

    Quy đổi $A$ gồm $H_2SO_4$ (x mol), $SO_3$ (y mol)

    $\to 98x+80y=43,6$

    $SO_3+H_2O\to H_2SO_4$

    $\to x+y=0,5$

    Giải hệ: $x=0,2; y=0,3$

    $x\ne 0\to A$ là oleum 

    $x: y=0,2:0,3=2:3$

    Vậy oleum là $2H_2SO_4.3SO_3$

    Bình luận

Viết một bình luận