a. nhu cầu dinh dưỡng và phần phần ăn
b. cáu tạo và chức năng của da và cơ quan hệ bài tiết nước tiểu
c. vệ sinh và phòng tránh các bệnh về da?
d. vệ sinh và cách phòng tránh các bệnh về bài tiết nước tiểu
e. giới thiệu chung về hệ thần kinh và vệ sinh thần kinh
f. cấu tạo và chức năng các bộ phận của não
g. cấu tạo và chức năng phòng tránh các bệnh về cơ quan phân tích thị giác, thính giác
h. phản xạ có điều kiện và phải xạ có điều kiện
i. giới thiệu chung về hệ nội tiết
j. chắc năng của các hoocmon đã được học
k. cấu tạo co quan sinh dục nam và dấu hiệu nhận biết hiện tượng dạy thì ở nam
mọi người giúp được câu nào thì giúp ạ em cảm ơn:>
Đáp án:
– Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em thường cao hơn của người lớn (đặc biệt là prôtêin) vì cần cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Người già có nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì mức vận động của người già là ít hơn
.– Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào:
+ Giới tính: nam có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nữ
+ Lứa tuổi: trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người già
+ Dạng hoạt động: người hoạt động nặng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn
+ Trạng thái cơ thể: người mới ốm dậy có nhu cầu dinh dưỡng cao
b,Cấu tạo của da gồm 3 lớp:
Lớp biểu bì:
Tầng sừng
Tầng tế bào sống
Lớp bì:
Mô liên kết
Các cơ quan
Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ
Da có chức năng
+Bảo Vệ cơ thể ( nhờ sợi mô liên kết, tuyến nhờn, lớp mỡ dưới da)
+Tiếp nhận kích thích, xúc giác ( Nhờ cơ quan thụ cảm)
+Bài tiết ( Nhờ tuyến mồ hôi)
+Điều hoà thân nhiệt ( Nhờ tuyến mồ hôi)
+Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
– Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
– Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
– Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận
Chức năng của hệ bài tiết nước tiểu:
– Loại bỏ các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự đầu độc của các chất độc.
– Ổn định môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
– Thận sản sinh ra hormon kích thích tủy xương tạo hồng cầu
c, vệ sinh và phòng tránh các bệnh về da
+Vệ sinh cơ thể thường xuyên giữ cho da luôn sạch sẽ.
+Tránh làm da bị xây xác, tổn thương
+Giữ vệ sinh nguồn nước.
+Vệ sinh nơi ở, nơi công cộng
+Khi mắt bệnh cần điều trị kịp thời
+Nguyên tắc chung phòng chống các bệnh ngoài da: Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường; chữa bằng thuốc đặc trị theo chỉ định của y, bác sĩ
d,* Các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
– Thường xuyên vệ sinh cá nhân và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
– Cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý như:
+ Không ăn quá nhiều Protein quá mặn hoặc quá chua.
+ Không ăn thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm độc.
– Cần uống đủ nước, khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên nín lâu
e,giới thiệu chung về hệ thần kinh và vệ sinh thần kinh:
Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. Bộ phận trung ương có não và tuỷ sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tuỷ: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.
Nằm ngoài trung ương kinh thần là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các
Cần chú ý giữ gìn hệ thần kinh và giác quan bằng các cách sau:
– Không làm việc quá sức. – Đảm bảo giấc ngủ để phục hồi súc, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
– Tránh các kích thích quá mạnh về âm thanh và ánh sáng.
– Tránh sử dụng các chất kích thích có chất gây nghiên có hại cho hệ thần kinh.
– Giữ gìn vệ sinh tai, mắt.
f,Cấu tạo của não gồm :
– Trụ não
+ Hành não
+ Cầu não
+ Não giữa [ C ủ − n ã o − s i n h − t ư, C u ố n g − n ã o
– Đại não là phần phát triển nhất của bộ não
-Não trung gian
+ Đồi thị
+ vùng dưới đồi
– Tiểu não nằm sau trụ não
h,PXCĐK:
+ Là phản xạ tự nhiên, mang tính chất bẩm sinh, không cần trải qua quá trình học tập và rèn luyện.
+ Không bị mất đi qua tgian.
+ Có tính di truyền
+ Số lượng có hạn
+ Cung phản xạ đơn giản
+ Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống
-PXKĐK:
+ Là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, trải qua quá trình học tập và rèn luyện.
+ Sẽ bị mất đi nếu không được củng cố qua tgian.
+ Không mang tính di truyền
+ Số lượng không hạn định
+ Trung ương nằm ở đại não
i,Tuyến nội tiết góp phần quan trọng trong việc:
Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể
Đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể
Tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmon theo đường máu đến các cơ đích để điều hòa quá trình sinh lý của cơ thể. Tác động chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng
j,Tuyến tụy là một tuyến phụ, vừa tiết dịch tiêu hóa (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn.
Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.
k,Tinh hoàn: tạo ra tinh trùng
Mào tinh: nơi hoàn thiện cấu tạo tinh trùng
Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng đến túi tinh
Túi tinh: nơi chứa tinh trùng Dương vật: đưa tinh trùng ra ngoài
Tuyến tiền liệt, tuyến hành: nơi tiết chất nhờn làm giảm ma sát khi quan hệ tình dục
Đường đi của tinh trùng Tinh trùng đi từ mào tinh theo ống dẫn tinh đến túi tinh và được phóng ra ngoài nhờ ống đái.
Hiện tượng dậy thì ở nam:
+lớn nhanh,cao vượt
+Sụn giáp phát triển,lộ hầu
+Vỡ tiếng,giọng ồm
+mọc ria mép
+Mọc lông nách
+Mọc lông mu
+cơ bắp phát triển
+Cơ quan sinh dục to ra
+Tuyến mồ hôi,tuyến nhờn phát triển
+Xuát hiện mụn trứng cá
+Xuất tinh lần đầu
+vai rộng,ngực nở
(câu g tui chịu,sorry nhìu)
Giải thích các bước giải:
a.
Nhu cầu dinh dưỡng
– Ăn uồng không đầy đủ -> Tình trạng suy dinh dưỡng nặng -> VN cố gắng phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em mỗi năm.
– Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, dạng hoạt động, trạng thái cơ thể.
Khẩu phần ăn:
+ Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
+ Đảm bào cân đôi các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
+ Đảm bào cung cấp dủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ.
b.
– Cấu tạo và chức năng của da:
Lớp biểu bì: gồm
– Tầng sừng
– Tầng tế bào sống
Lớp bì: là mô liên kết dàn hồi.
– Thụ quan với dây thần kinh.
– Tuyến nhờn
– Cơ dựng lông
– Tuyến mồ hôi
– Mạch máu
Lớp mỡ dưới da:
Mô mỡ với mạch máu và dây thần kinh
– Lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước mắt chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày. Lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điểu kiộn cho vi khuẩn bám vào da và phát triển
– Cấu tạo và chức năng của cơ quan hệ bài tiết nước tiểu:
– Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
– Thận: gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
Chức năng của hệ bài tiết nước tiểu:
– Loại bỏ các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự đầu độc của các chất độc.
– Ổn định môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
– Thận sản sinh ra hormon kích thích tủy xương tạo hồng cầu
c.
Vệ sinh da:
– Thường xuyên tắm, rửa sạch sẽ.
– Rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận bám bụi như mắt, chân tay.
Phòng tránh:
– Giữ vệ sinh thân thể , giữ vệ sinh môi trường =
– Thận trọng khi lao động, vui chơi tránh cho da bị xây xát, bỏng
– Không nên nặn mụn trứng cá vì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
d.
Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
– Bộ phận trung ương có não và tuỷ sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tuỷ: hộp sọ chứa não ; tuỷ sống nằm trong ống xương sống.
– Nằm ngoài cùng trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.
– Hệ thần kinh vận động (cơ xương) liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt dộng có ý thức.
– Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Đó là những hoạt động không có ý thức.
Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.