a/ Ở ruồi giấm, xét một nhiễm sắc thể sau:
A B C D E x F G H I J K
(chữ x là ký hiệu của tâm động, các chữ khác biểu thị các gen trên nhiễm sắc thể)
Qua quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ ở tuyến nước bọt của ruồi giấm, người ta phát hiện một số trường hợp đột biến sau:
Trường hợp 1: A B C D E x F G H K J I Trường hợp 2: A B C D F x E G H I J K Trường hợp 3: A B E x F G H I J K
Trường hợp 4: A B C D E E x F G H I J K
a.1/ Xác định dạng đột biến xảy ra ở mỗi trường hợp trên.
a.2/ Trình bày cơ chế hình thành dạng đột biến ở trường hợp 2.
a.3/ Cho biết đặc điểm của dạng đột biến ở trường hợp 4, ý nghĩa của dạng đột
biến này đối với quá trình tiến hóa.
b/ Tại sao để gây đột biến nhân tạo trong chọn giống, người ta thường dùng tia tử
ngoại để xử lí các đối tượng có kích thước bé?
*Trường hợp 1: A B C D E x F G H K J I=> đột biến đảo đoạn ngoài tâm động
-cơ chế:Đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược lại 180,không chứa tâm động. Làm thay đổi trình tự gen trên NST
*Trường hợp 2: A B C D F x E G H I J K=> đột biến đảo đoạn có tâm động
-cơ chế:Đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược lại 180, có chứa tâm động . Làm thay đổi trình tự gen trên NST
*Trường hợp 3: A B E x F G H I J K=> đột biến mất đoạn
-cơ chế:là do 1 đoạn bị đứt ra khỏi nst ban đầu
Trường hợp 4: A B C D E E x F G H I J K=> đột biến lặp đoạn
-cơ chế:Cơ chế phát sinh lặp đoạn là do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng hoặc giữa 2 cromatit của cùng 1 NST
-ý nghĩa: tăng thêm gen cho cá thể, có thể ứng dụng bằng việc tạo nhiều gen tốt/cá thể => tăng năng suất trong nông nghiệp-công nghiệp.VD: ở đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.
-trong tiến hóa:có thể hình thành loài mới từ loài ban đầu
*do tia tử ngoại k xuyên sâu được như tia phóng xạ do đó: chỉ áp dụng với đối tượng có kích thước bé