a)phân tích những tài nguyên thiên nhiên có điều kiện để phát triển ngành du lịch biển đảo? bviệc đầu tư cho đánh bắt xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối

By Alice

a)phân tích những tài nguyên thiên nhiên có điều kiện để phát triển ngành du lịch biển đảo?
bviệc đầu tư cho đánh bắt xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với tài nguyên môi trường biển đảo nước ta?
mình cần gấp để làm bài kiểm tra hứa vote đầy đủ

0 bình luận về “a)phân tích những tài nguyên thiên nhiên có điều kiện để phát triển ngành du lịch biển đảo? bviệc đầu tư cho đánh bắt xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối”

  1. a)

    b)Tuy nhiên việc khai thác hải sản ven bờ đã cao gấp hai lần  mức cho phép trong khi nguồn lợi hải sản xa bờ chỉ khai thác bằng 1/5 mức cho phép vì vậy việc đầu tư đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa lớn với tài nguyên biển đảo nước ta.

    a-phan-tich-nhung-tai-nguyen-thien-nhien-co-dieu-kien-de-phat-trien-nganh-du-lich-bien-dao-bviec

    Trả lời
  2. a) Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên hết sức phong phú, đa dạng về sinh học, các hệ sinh thái, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, ven biển và đảo với nhiều quy mô, hình thức. Đáng chú ý là, địa hình ven biển tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch trên khắp chiều dài đất nước, như: đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả,… xen kẽ giữa các mũi nhô ra và vũng, vịnh ven bờ có 126 bãi cát biển đẹp (trong đó có khoảng 20 bãi cát đạt tiêu chuẩn quốc tế), cùng hàng trăm bãi biển nhỏ, đẹp, nằm ven các vịnh tĩnh lặng, quanh các đảo hoang sơ có thể khai thác, phát triển loại hình du ngoạn, picnic, v.v. Vùng biển ven bờ có khoảng trên 2.500 đảo lớn, nhỏ; nhiều đảo, cụm đảo có giá trị du lịch cao, như: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, v.v. Đây là tiềm năng lớn mà chúng ta đã, đang và sẽ tận dụng, khai thác phát triển du lịch biển.

    b)Trong một thời gian dài, ngư dân Việt Nam chủ yếu đánh bắt cá ven bờ, chưa coi trọng việc đánh bắt xa bờ. Nếu được đào tạo tốt, được trang bị kiến thức quốc phòng và được sự phối hợp của các đơn vị chức năng thì ngư dân sẽ trở thành lực lượng dân quân biển tích cực trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

    Nước ta là một trong số ít quốc gia được thiên nhiên ban phát tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Nằm phía tây Thái Bình Dương, bờ biển Việt Nam có chiều dài hơn 3.260 km cùng hơn 1 triệu km² vùng biển đặc quyền kinh tế. Với 28 tỉnh thành có biển là điều kiện cho phép khai thác nhiều lợi thế về kinh tế biển khác nhau.

    Bên cạnh đó, Biển Đông của chúng ta lại nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế Đông Á phát triển năng động, cũng như gần một trong những đường hàng hải quan trọng và nhộn nhịp thuộc loại nhất thế giới. Vị trí này không chỉ quan trọng về kinh tế mà cả về an ninh, nhất là khi chúng ta có cảng Cam Ranh là mơ ước của nhiều cường quốc quân sự.

    Thống kê gần đây cho thấy kinh tế biển của chúng ta đóng góp khoảng 47 – 48% GDP, trong số này các ngành chủ lực đóng góp lớn là dầu khí 64%, hải sản 14%, vận tải biển và dịch vụ biển 11%, du lịch biển khoảng 9%.

    Tiềm năng tài nguyên biển đáng kể của chúng ta là tổng trữ lượng dầu khí của thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỉ tấn, đưa nước ta vào danh sách những quốc gia xuất khẩu dầu có thế lực ở khu vực. Nguồn hải sản cũng rất đáng kể với con sốước toán khai thác bền vững từ 1,4 đến 1,7 triệu tấn một năm, đem lại nguồn lợi cũng như tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động trực tiếp đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và hơn nửa triệu lao động liên quan.

    Tiềm năng kinh tế biển phong phú đã và đang tạo cơ hội lớn thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời cũng gặp trở ngại không nhỏ là nội lực và nhận thức kinh tế biển chưa ngang tầm.

    Tuy vậy, chúng ta đã xây dựng chiến lược kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đóng góp 53 – 55% GDP và 55 – 60% vào kim ngạch xuất khẩu.

    Nhưng liệu mục tiêu này có đạt được hay không, như chuyên gia lịch sử Stein Tonnesson nhận định: “Việt Nam không có truyền thống khai thác biển hay hàng hải mạnh mẽ. Lịch sử Việt Nam gắn với việc sở hữu đất đai, phát triển nghề trồng lúa nước, thủy lợi nông nghiệp, cùng với việc quản lý lãnh thổ chống lại sự xâm lăng đến từ người láng giềng phương Bắc”.

    Trong một thời gian dài, ngư dân Việt Nam chủ yếu đánh bắt cá ven bờ, chưa coi trọng việc đánh bắt xa bờ mặc dù sở hữu một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

    Thế nhưng những năm gần đây, tình hình đã đổi khác.

    Đánh bắt hải sản giữ một vai trò quan trọng đối với Việt Nam cả về khía cạnh thu nhập quốc gia (chiếm 7% GDP) và tạo công ăn việc làm cho người dân.

    Trả lời

Viết một bình luận