A quangcuong347 giúp e với
13. Hóa trị của nguyên tố? Cách xác định hóa trị của nguyên tố ở trạng thái cơ bản và kích thích của Be, C, S. Cho biết Be (Z=2), C (Z=6), S (Z=16).
14. Thế nào là sự lai hóa? Các kiểu lai hóa thường gặp? Ý nghĩa của thuyết lai hóa? Đặc điểm của orbital lai hoá? Các kiểu lai hoá?
15. Dựa vào thuyết lai hoá hãy mô tả sự hình thành phân tử BeH2, BH3, CH4, C2H5OH, C2H4, C2H2, CO2, SO2, SO3, CH3Cl, NH3, H2O, NF3. Cho biết Be (Z = 2), H (Z = 1), C (Z = 6), S (Z = 16), Cl (Z =17), N (Z = 7), F (Z = 9), O (Z = 8).
13.
Hoá trị 1 nguyên tố trong hợp chất: số liên kết nguyên tử nguyên tố đó tạo thành trong hợp chất đó.
Có thể dựa vào số e hoá trị của 1 nguyên tố để xác định hoá trị:
– Be: Hoá trị trong hợp chất là II.
– C: trạng thái cơ bản hoá trị II. Sau khi kích thích lên 4e độc thân thì hoá trị IV.
– S: trạng thái cơ bản hoá trị II. Sau khi kích thích lên 4e độc thân thì hoá trị IV. Kíc thích tiếp lên 6e độc thân thì hoá trị VI.
14.
– Lai hoá là sự trộn lẫn các obitan cơ bản để tạo các obitan lai hoá tham gia liên kết.
– Các kiểu lai hoá thường gặp: $sp^3, sp^2, sp.$
– Ý nghĩa: giải thích trật tự liên kết một số hợp chất không nghiệm đúng với bát tử (PCl5), giải thích góc hình học các liên kết.
– Đặc điểm obitan lai hoá: năng lượng bằng nhau và sắp xếp trong không gian sao cho năng lượng là nhỏ nhất.
15.
– BeH2: Be kích thích lên 2e độc thân. Hai obitan mang e độc thân lai hoá sp. Hai obitan lai hoá xen phủ trục với 2 H để tạo liên kết.
– CH4: C kích thích lên 4e độc thân. Bốn obitan mang e độc thân lai hoá sp3. Bốn obitan lai hoá xen phủ trục với 4 H để tạo liên kết.
– C2H5OH: Mỗi C kích thích lên 4e độc thân, sau đó lai hoá sp3. Ba obitan C thứ nhất xen phủ 3 obitan lai hoá với 3 H, obitan còn lại xen phủ với C thứ hai. Hai obitan C thứ hai xen phủ tiếp với 2 H, obitan còn lại xen phủ với obitan của O trong nhóm OH.
– C2H4: Mỗi C kích thích lên 4e độc thân. Hai C tiến hành lai hoá sp2. Với mỗi C, 2 obitan lai hoá xen phủ với 2 H, obitan lai hoá thứ ba xen phủ với C còn lại. Mỗi obitan cơ bản mang e độc thân của mỗi C xen phủ bên với nhau tạo liên kết $\pi$.
– C2H2: Mỗi C kích thích lên 4e độc thân. 2 C tiến hành lai hoá sp. Với mỗi C, 1 obitan lai hoá xen phủ với 1 H, obitan lai hoá kia xen phủ với C còn lại. Hai obitan cơ bản mang e độc thân của mỗi C xen phủ bên tạo 2 liên kết $\pi$.
– CO2: C kích thích lên 4e độc thân. C tiến hành lai hoá sp. Hai obitan lai hoá liên kết với 2 O xung quanh. Do mỗi O còn dư 1e độc thân nên tạo liên kết $\pi$ với obitan cơ bản mang e độc thân của C.
– SO2: S kích thích lên 4e độc thân. S tiến hành lai hoá sp2. Một obitan lai hoá dành cho cặp e ghép đôi chưa liên kết. Hai obitan lai hoá còn lại tạo liên kết với O.
– SO3: S kích thích lên 6e độc thân. S tiến hành lai hoá sp2. Mỗi obitan đều xen phur với 1 O tạo liên kết.
– CH3Cl: C kích thích lên 4e độc thân, lai hoá sp3. Mỗi obtan lai hoá xen phủ với 1 phối tử.
– NH3: N lai hoá sp3. Một obitan lai hoá dành cho cặp e chưa liên kết. Ba obitan còn lại xen phủ với 3 H.
– H2O: O lai hoá sp3. Hai obitan lai hoá dành cho 2 cặp e chưa liên kết, 2 obitan còn lại liên kết với 2 H.
– NF3: N lai hoá sp3. Một obitan dành cho cặp e chưa liên kết, còn lại xen phủ với 3 H.