a) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò gia đình văn hóa trong sự phát triển kinh tế xã hội
b) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng gia đình văn hóa
Giúp mik vs, nhớ làm nhanh nhé và ngắn gọn
a)Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có một gia đình và đồng thời chịu ảnh hưởng của ba môi trường giáo dục chính là: Gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể xem ba môi trường ấy là cái nôi nuôi dưỡng, tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ em, trong đó gia đình là cơ sở, là nền tảng quan trọng có tính chất quyết định nhân cách của các em trong quá trình trưởng thành. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của gia đình càng trở lên vô cùng cấp thiết hơn bao giờ hết. Mỗi gia đình và các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt quan tâm để giáo dục các em trong độ tuổi vị thành niên – một giai đoạn các em đang khủng hoảng tâm lý, thích những điều mới lạ, dễ lạc vào những cám dỗ, cạm bẫy đang rình rập làm ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của các em. Trên cơ sở đó, chúng ta cần nhận ra vai trò của gia đình và biện pháp giáo dục của gia đình đối với các em để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành nhân cách. Vì vậy vai trò giáo dục của gia đình là vô cùng quan trọng.
Gia đình là tế bào của xã hội, nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội tốt sẽ là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. Mặt khác, gia đình là nơi truyền thụ các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại từ thế hệ này đến thế hệ khác, vì vậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đường nhanh nhất, chắc chắn nhất để giáo dục các em theo những chuẩn mực tốt đẹp của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang hội nhập và phát triển, do ảnh hưởng từ phương Tây nên các hệ giá trị đang có những thay đổi nhất định, mặt trái của nền kinh tế thị trường tạo nên nhiều tiêu cực, cám dỗ đã ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của các em. Điều ấy đòi hỏi gia đình cần có định hướng và các biện pháp đúng đắn để khẳng định vai trò vị trí, tác dụng quan trọng không gì thay thế được trong việc giáo dục nhân cách cho các em.
b)
Trong xã hội Việt Nam hiện đại, các giá trị gia đình truyền thống vẫn được duy trì và phát huy. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập, có không ít thay đổi trong các mối quan hệ gia đình. Báo chí và dư luận từng có nhiều phản ánh về những vụ việc, dù không phải là phổ biến, nhưng cũng cho thấy phần nào những rạn nứt, mai một và xuống cấp về đạo đức gia đình hiện nay như con cái ruồng rẫy, không phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, mâu thuẫn với nhau trong đời sống hằng ngày, thậm chí xảy ra các vụ tranh chấp, va chạm, bạo lực gia đình, đánh chửi lẫn nhau, gây mất an ninh, trật tự, đưa nhau ra tòa kiện tụng hoặc có khi xảy ra cả án mạng đầy đau lòng. Một phần nguyên nhân được lý giải là sự phá vỡ cơ cấu gia đình truyền thống xưa, tạo ra khoảng cách thế hệ giữa các thành viên gia đình, giữa già với trẻ, giữa ông, bà, cha mẹ với con cái. Bên cạnh đó là tác động không nhỏ của môi trường xã hội với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thiếu chọn lọc và sự tràn lan của các văn hóa phẩm cổ vũ cho lối sống thực dụng. Áp lực của công việc và vòng quay gấp gáp của xã hội hiện đại thời hội nhập khiến thời gian dành cho nhau cùng những tình cảm và sự quan tâm, bảo ban giữa các thành viên gia đình ít hơn, từ đó dẫn đến những xao nhãng trong trách nhiệm với gia đình.
Với chủ đề: “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình”, Ngày Gia đình Việt Nam 28-6 năm nay được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức với nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa gia đình truyền thống được dư luận xã hội đánh giá cao. Để làm tốt điều này, trước hết cần nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục truyền thống, cung cách ứng xử giữa các thành viên, nhất là với thế hệ trẻ, giữ gìn và tạo dựng nền nếp gia phong mà ở đó ông bà, bố mẹ là tấm gương cho con cháu noi theo. Vai trò của truyền thông, báo chí và hoạt động văn hóa – nghệ thuật cũng vô cùng quan trọng trong việc định hướng và xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh, tuyên truyền, đề cao các thông tin tích cực, lan tỏa đến xã hội các tấm gương người tốt, việc tốt, trân trọng và phát huy các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp, chứ không phải chỉ chạy theo yếu tố thị hiếu, giật gân, câu khách, cổ xúy cho lối sống gấp, sống ích kỷ, làm lệch chuẩn trong nhận thức và đạo đức ở giới trẻ cũng như một bộ phận xã hội. Các cấp chính quyền, đoàn thể cần nắm bắt, phối hợp với gia đình, nhà trường một cách thiết thực, hiệu quả, thu hút mọi người tham gia trong việc tạo dựng những phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa…
Những giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp cần được giữ gìn, phát huy và vun đắp không ngừng để trở thành các giá trị mang tính bền vững qua thời gian, là nền tảng cơ sở truyền thống của mỗi gia đình và của một xã hội hiện đại, văn minh mà ở đó gia đình là hạt nhân, góp phần tạo dựng bản sắc dân tộc trường tồn.