Xác định biện pháp nghệ thuật trong một số ví dụ sau và phân tích giá trị sử dụng biện pháp nghệ thuật đó a.Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước

Xác định biện pháp nghệ thuật trong một số ví dụ sau và phân tích giá trị sử dụng biện pháp nghệ thuật đó
a.Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.( Trích “Cô Tô “ – Nguyễn Tuân )
b. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. ( Trích “Cô Tô “ – Nguyễn Tuân )
c. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.( Trích “Cây tre Việt Nam “- Thép Mới )
d. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người( Trích “Cây tre Việt Nam “- Thép Mới )
Mình sẽ cho 5 sao và cảm ơn cho nhé

0 bình luận về “Xác định biện pháp nghệ thuật trong một số ví dụ sau và phân tích giá trị sử dụng biện pháp nghệ thuật đó a.Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước”

  1. a) Phép tu từ ẩn dụ:

    – Nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi

    – Cát lại vàng giòn hơn nữa

      ⇒ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và thể hiện được cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp và trù phú

    b) – Phép tu từ ẩn dụ: quả trứng chỉ mặt trời

       ⇒ Quả trứng có hình tròn giống như hình tròn và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt

    c) Phép tu từ so sánh: Như tre mọc thẳng

      ⇒ Tác dụng nhấn mạnh sự mạnh mẽ, ngay thẳng của con người, của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến, đó là phẩm chất cương trực, ngay thẳng tựa thân tre của nhân dân Việt Nam

    d) – Phép tu từ nhân hóa: Tre xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, 

    hi sinh, bảo vệ con người

      ⇒ Làm câu văn thêm sinh động, nhấn mạnh tre luôn là người bạn đồng hành thân thiết của người dân Việt Nam

    Bình luận
  2. Em tham khảo kết quả của chị nhé:

    a) Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa

    `=>` BPTT: Ẩn dụ “Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác” (Vàng giòn)

    `=>` Giá trị: Làm cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức sống mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần giông bão. Màu vàng giòn ấn tượng giúp cảnh vật Cô Tô thêm một vẻ đẹp thần kì

    b) Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng

    `=>` BPTT: So sánh “So sánh ngang bằng” (một mâm bạc đường kính rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng)

    `=>` Giá trị: Làm cho hình ảnh sinh động và gần gũi hơn với người đọc.Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật cái mâm bạc.

    c) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

    `=>` BPTT: So sánh “So sánh ngang bằng” ( tre, người)

    `=>` Giá trị: Nhằm giúp người đọc người nghe hiểu được tính chất của tre, khẳng định rằng tre cũng giống như con người qua sự so sánh. Ngoài ra còn làm tăng sức gợi hình cho sự diễn đạt

    d) Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người

    `=>` BPTT thứ nhất: Điệp ngữ (tre 3 lần, giữ 4 lần)

    `=>` Giá trị: Nhằm diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật được nói tới trong câu. Đồng thời làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho đoạn văn, kèm theo đó là sự nhấn mạnh vai trò, giá trị của tre đối với đời sống con người.

    `=>` BPTT thứ hai: Nhân hóa (cả câu)

    `=>` Giá trị: Gợi lên tre như một biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.  

    Bình luận

Viết một bình luận