Xác định trên lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Kể tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long? B. Nêu ý nghĩa của v

By Parker

Xác định trên lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. Kể tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long?
B. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long?
C. Kể tên một số loại cây ăn quả của vùng đồng bằng sông Cửu Long?
D. Ngành chăn nuôi ở đây phát triển như thế nào?

0 bình luận về “Xác định trên lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Kể tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long? B. Nêu ý nghĩa của v”

  1. a) Lúa trồng nhiều nhất ởcác tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang.

    b)  Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

    – Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

    – Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu chủ lực).

    – Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy ngành này phát triển.

    – Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

    – Phát huy hiệu quả những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và dân cư của vùng, góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên (thau chua, rửa mặn).

    c) Các loại trái cây như xoài, nhãn, thanh long, bưởi, chuối, khóm…

    d) ( mình không biết, sorry)

    vote 5*, cảm ơn và cho mình câu trả lời hay nhất nhaaaa

    Trả lời
  2. Bạn xác định trên biểu đồ khu vực sông Cửu Long :

    a) Lúa trồng nhiều nhất ởcác tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang.

    b)  Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

    – Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

    – Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu chủ lực).

    – Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy ngành này phát triển.

    – Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

    – Phát huy hiệu quả những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và dân cư của vùng, góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên (thau chua, rửa mặn).

    c) Các loại trái cây như xoài, nhãn, thanh long, bưởi, chuối, khóm…

    d) Ngành chăn nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long quy mô còn nhỏ, chăn nuôi nhỏ lẻ, đó vậy Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

    Trả lời

Viết một bình luận