ah/em có biết gì về nhân vật lịch sử tôn thất thuyết

ah/em có biết gì về nhân vật lịch sử tôn thất thuyết

0 bình luận về “ah/em có biết gì về nhân vật lịch sử tôn thất thuyết”

  1. Tôn Thất Thuyết, biểu tự Đàm Phu, là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. 

    Ngày/nơi sinh: 12 tháng 5, 1839, Thành phố Huế

    Ngày mất: 1913, Thành phố Huế

    Vợ/chồng: Lê Thị Thanh (kết hôn ?–1885)

    Con: Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Tiệp, Tôn Thất Trọng, Ton Nu Thi An, Tôn Nữ Thị Tựu, Tôn Thất Hoàng

    Cha mẹ: Tôn Thất Đính, Văn Thị Thu

    Anh/chị/em ruột: Tôn Thất Liệt, Tôn Thất Hàm

                       XIN TLHN Ạ

    Bình luận
  2. Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913)

    Danh tướng, nhà yêu nước, con thứ hai của Đô đốc Tôn Thất Đính. Quê ông ở Xuân Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên.

    Ông là hậu duệ của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 – 87) thuộc dòng tộc Nguyễn Phúc ở Huế. Năm 1869, làm án sát Hải Dương, rồi Tán tương Quân thứ Thái nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn Hưng Tuyên.

    Năm 1873, cùng quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh Pháp ở Ô Cầu Giấy, giết được sĩ quan chỉ huy Pháp Gacniê (F. Garnier). Năm 1875, ông chiến thắng ở Tây Sơn, bắt sống tướng giặc Cờ Vàng là Hoàng Sùng Anh. Ông được phong làm Hữu Tham tri bộ Binh, tước Nam.

    Đến năm 1881, ông làm Thượng thư bộ Binh , sau vua Tự Đức mất (1883), ông làm phụ chánh đại thần. Cùng Nguyễn Văn Tường phế vua Dục Đức ( Nguyễn Phúc Ưng Châu) lập vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật), nhưng mới được 4 tháng, ông và Tường lại mưu giết Hiệp Hòa ngày 29-11-1883, đưa vua Phúc Kiến (Nguyễn Phúc Ưng Đăng) lên ngôi. Nhưng chỉ được 8 tháng, Kiến Phúc mất vào ngày 31-7-1884, ông lập em Phúc Kiến là Ưng Lịch lên ngôi tức Hàm Nghi. Từ đây ông ráo riết chuẩn bị chống Pháp, De Courty rất căm ghét muốn hại ông, nhưng không được.

    4-7-1885, chủ động tấn công Pháp ở Huế nhưng thất bại. Sau đó, rước vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, rồi Quảng Bình, Hà Tĩnh mở đầu phong trào Cần vương kháng Pháp. Năm 1886, ông để lại hai người con là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đàm phò vua Hàm Nghi, ra Miền Bắc rồi sang Trung Quốc (1887) cầu viện, nhất thời có một số kết quả, nhưng sau đó triều đình nhà Thanh thoả hiệp với Pháp quản thúc ông ở Long Châu rồi Thiều Châu và mất ở đó (1913), thọ 78 tuổi.

    Bình luận

Viết một bình luận