Anh chị có cảm nhận gì về chuyện chức phán sự đền tản viên
0 bình luận về “Anh chị có cảm nhận gì về chuyện chức phán sự đền tản viên”
Truyện chức phán sự đền Tản Viên ” ca ngợi khí tiết và khí phách của kẻ sĩ dũng cảm đương đầu với mọi thế lực đen tối, độc ác thâm hiểm trong cuộc đời, dám chấp nhận mọi nguy hiểm, ngay cả đến cái chết cũng không lùi bước.
Mở bàiCảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một câu chuyện đúng với mọi thời đại, trong truyện là cuộc hành trình đấu tranh bảo vệ công lí của con người. Nhà văn Nguyễn Dữ đã mang đến cho bạn đọc một câu chuyện vừa thực vừa hư để ở đó người đọc có thể rút ra những bài học vô cùng ý nghĩa.
Thân bàiCảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
Trước hết tác phẩm làm nổi bật quá trình đấu tranh bảo vệ công lí và sự thật của con người trong mọi thời cuộc. Qúa trình ấy là một quá trình vô cùng khó khăn và gian. Muốn bảo vệ được chính nghĩa và công lý con người phải trải qua biết bao nhiêu vất vả thậm chí là hi sinh tính mạng của bản thân. Qúa trình ấy không phải chí có ở một thời đại nào đó mà nó ở mọi thời đại. Nó là khát vọng đấu tranh của con người, chúng ta sống ở trên đời luôn cần chính nghĩa và công lí. Đồng thời để bảo vệ được chính nghĩa thì chúng ta phải đối mặt với biết bao nhiêu là kẻ thù bởi những kẻ ham vật chất chính là những người đồng lõa, tiếp tay cho những việc xấu.
Trong truyện này Tử Văn đại diện cho nhân dân, cho con người nhân loại muốn đấu tranh tới cùng cho sự thật và chính nghĩa. Hành trình tử Văn đốt đền đến khi phải xuống âm phủ để trình bày vấn đề với Diêm Vương, đấu khẩu với tên giặc phương Bắc để truy tìm ra sự thật. Tử Văn thì chỉ có một mình cùng với người chủ của đền miếu kia còn bọn tham quan, bọn xấu xa đồng lõa với tên giặc phương Bắc kia thì lại có nhiều. Thậm chí Tử Văn còn phải đối mặt với cái chết, nhìn thấy xương máu tanh hôi, thế nhưng chàng vẫn chiến đấu tới cùng và thực tế là chàng đã giúp cho người chủ của đền lấy lại được đền của mình và bản thân chàng cũng trở thành một người phán sự. Không những thế, truyện còn ca ngợi những con người có tấm lòng quảng đại, không sợ sống chết quyết đấu tranh tới cùng cho nguyện vọng bảo vệ chính nghĩa của nhân dân. Tử Văn chỉ là một nho sĩ người trần mắt thịt, chàng cũng giống như biết bao nhiêu người khác thế nhưng trong chàng lại có một phẩm chất ngay thẳng, chúa ghét tàn ác hoành hành. Chính vì thế mà khi chứng kiến thần miếu ăn nhiều của tế của nhân dân và quấy phá trong khi nhân dân thì khổ cực cho nên chàng đã ra tay trừng trị tên làm cho nhân dân khổ cực. Phận làm thần thánh thì phải giúp cho nhân dân có một cuộc sống an lành hơn chứ đằng này quấy phá nhân dân, ăn của nhân dân thì khác gì yêu quái. Vì thế mặc dù cho nhân dân trong làng ra sức khuyên can chàng đốt miếu nhưng chàng không màng tới nguy hiểm. Điều đó cho thấy Tử Văn là một con người rất ngay thẳng va gan góc.
Bên cạnh đó, truyện còn phê phán tố cáo những tên xấu xa ham vật chất mà đồng lõa che dấu tội lỗi, cõng rắn cắn gà nhà, phê phán hiện tượng tham nhũng của quan liêu. Những tên quan âm phủ vốn được ăn bổng lộc của Vương triều, sống nhờ đó mà lại đi nhận những đồng tiền của tên giặc phương Bắc để hại chính đồng bào của mình, hại nhân dân hại người có công với đất nước. Đó là hành động không khác gì những con yêu quái uống máu xẻ thịt người khác.
Kết luậnCảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10
Như vậy qua đây có thể thấy được Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Truyện không những mang đến cho chúng ta những giá trị về chính nghĩa và công lí mà còn giúp ta thấy được hành trình để con người tiến lên bảo vệ công lí là một hành trình gian nan vất vả, mỗi chúng ta phải có một sự dũng cảm nhất định để đối đầu với chúng, vượt qua chúng và bảo vệ được sự thật, chính nghĩa và công lí của nhân loại.
Truyện chức phán sự đền Tản Viên ” ca ngợi khí tiết và khí phách của kẻ sĩ dũng cảm đương đầu với mọi thế lực đen tối, độc ác thâm hiểm trong cuộc đời, dám chấp nhận mọi nguy hiểm, ngay cả đến cái chết cũng không lùi bước.
Mở bài Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên
Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một câu chuyện đúng với mọi thời đại, trong truyện là cuộc hành trình đấu tranh bảo vệ công lí của con người. Nhà văn Nguyễn Dữ đã mang đến cho bạn đọc một câu chuyện vừa thực vừa hư để ở đó người đọc có thể rút ra những bài học vô cùng ý nghĩa.
Thân bài Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
Trước hết tác phẩm làm nổi bật quá trình đấu tranh bảo vệ công lí và sự thật của con người trong mọi thời cuộc. Qúa trình ấy là một quá trình vô cùng khó khăn và gian. Muốn bảo vệ được chính nghĩa và công lý con người phải trải qua biết bao nhiêu vất vả thậm chí là hi sinh tính mạng của bản thân. Qúa trình ấy không phải chí có ở một thời đại nào đó mà nó ở mọi thời đại. Nó là khát vọng đấu tranh của con người, chúng ta sống ở trên đời luôn cần chính nghĩa và công lí. Đồng thời để bảo vệ được chính nghĩa thì chúng ta phải đối mặt với biết bao nhiêu là kẻ thù bởi những kẻ ham vật chất chính là những người đồng lõa, tiếp tay cho những việc xấu.
Trong truyện này Tử Văn đại diện cho nhân dân, cho con người nhân loại muốn đấu tranh tới cùng cho sự thật và chính nghĩa. Hành trình tử Văn đốt đền đến khi phải xuống âm phủ để trình bày vấn đề với Diêm Vương, đấu khẩu với tên giặc phương Bắc để truy tìm ra sự thật. Tử Văn thì chỉ có một mình cùng với người chủ của đền miếu kia còn bọn tham quan, bọn xấu xa đồng lõa với tên giặc phương Bắc kia thì lại có nhiều. Thậm chí Tử Văn còn phải đối mặt với cái chết, nhìn thấy xương máu tanh hôi, thế nhưng chàng vẫn chiến đấu tới cùng và thực tế là chàng đã giúp cho người chủ của đền lấy lại được đền của mình và bản thân chàng cũng trở thành một người phán sự.
Không những thế, truyện còn ca ngợi những con người có tấm lòng quảng đại, không sợ sống chết quyết đấu tranh tới cùng cho nguyện vọng bảo vệ chính nghĩa của nhân dân. Tử Văn chỉ là một nho sĩ người trần mắt thịt, chàng cũng giống như biết bao nhiêu người khác thế nhưng trong chàng lại có một phẩm chất ngay thẳng, chúa ghét tàn ác hoành hành. Chính vì thế mà khi chứng kiến thần miếu ăn nhiều của tế của nhân dân và quấy phá trong khi nhân dân thì khổ cực cho nên chàng đã ra tay trừng trị tên làm cho nhân dân khổ cực. Phận làm thần thánh thì phải giúp cho nhân dân có một cuộc sống an lành hơn chứ đằng này quấy phá nhân dân, ăn của nhân dân thì khác gì yêu quái. Vì thế mặc dù cho nhân dân trong làng ra sức khuyên can chàng đốt miếu nhưng chàng không màng tới nguy hiểm. Điều đó cho thấy Tử Văn là một con người rất ngay thẳng va gan góc.
Bên cạnh đó, truyện còn phê phán tố cáo những tên xấu xa ham vật chất mà đồng lõa che dấu tội lỗi, cõng rắn cắn gà nhà, phê phán hiện tượng tham nhũng của quan liêu. Những tên quan âm phủ vốn được ăn bổng lộc của Vương triều, sống nhờ đó mà lại đi nhận những đồng tiền của tên giặc phương Bắc để hại chính đồng bào của mình, hại nhân dân hại người có công với đất nước. Đó là hành động không khác gì những con yêu quái uống máu xẻ thịt người khác.
Kết luận Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên của Nguyễn Dữ lớp 10
Như vậy qua đây có thể thấy được Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Truyện không những mang đến cho chúng ta những giá trị về chính nghĩa và công lí mà còn giúp ta thấy được hành trình để con người tiến lên bảo vệ công lí là một hành trình gian nan vất vả, mỗi chúng ta phải có một sự dũng cảm nhất định để đối đầu với chúng, vượt qua chúng và bảo vệ được sự thật, chính nghĩa và công lí của nhân loại.