Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài th

Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
chuyên gia văn giúp em vs
em cần gấp

0 bình luận về “Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài th”

  1. Bạn tham khảo nhé 

    Bài thơ Hầu trời là một bài thơ trích trong tập thơ Còn chơi (1921) của Tản Đà, bài thơ là một câu chuyện tưởng tượng được kể lại là tác giả đã lên hầu trời. ” Ngông”  chỉ sự khác thường, trong văn chương, “ngông” để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có của nhà văn,nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ. Nhân vật trữ tình, (cũng chính là Tản Đà), mang thơ lên đến tận trời để đọc cho Trời và chư tiên nghe, thậm chí còn có ý định “gánh văn lên bán chợ trời”. Đây là một biểu hiện của cá tính “ngông” trong con người Tản Đà. Thi sĩ là người có tài, văn chương của thi sĩ xứng đáng được mang lên tận cõi tiên để Trời và các thần tiên thưởng thức; chỉ có thần tiên mới xứng đáng được thưởng nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi thi phẩm đó. Với Tản Đà, lên tiên cũng là một cách thoát li thế giới thực tại tầm thường, ngột ngạt, tù túng. Thi sĩ không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và các chư tiên. Ngoài ra, ông còn tự cho văn mình hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng, cho thấy được con người của Tản Đà : kiêu hãnh về tài năng, giá trị của bản thân. Nhưng cũng cho thấy được sâu trong đó, ẩn ý rằng nhà thơ đang cô đơn, lạc lõng, khao khát tìm được tri âm tri kỉ của mình. Xem mình là ” trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông “, nhận mình là người hạ giới xuống thực hành “thiên lương” là một sứ mệnh cao cả…. Tóm lại, bằng giọng điệu thoải mái, tự nhiên, bài thơ đã kéo gần độc giả đến với người sáng tác, tạo ra được một sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. “Hầu trời” là một tiếng văn thay cho những nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ, khi văn chương bị uế bẩn, bị hắt hủi, tính bằng giá trị đồng tiền. Mạnh dạn thể hiện cái “tôi” cá nhân : ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình, khao khát được kđ giá trị của mình trước cuộc đời. 

    Bình luận

Viết một bình luận