” anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ , một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể chân tay
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy”
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca này
Vì mk k đủ điểm nên mk chọn toán ak nhưng đây là ngử văn ak
” anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ , một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể chân tay
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy”
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca này
Vì mk k đủ điểm nên mk chọn toán ak nhưng đây là ngử văn ak
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ và anh em trong gia đình.
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể chân tay
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”.
Bài ca dao là lời của ông bà, cha mẹ nói với con cái về tình cảm anh em gắn bó trong gia đình. Anh em “nào phải người xa lạ”, “chung bác mẹ, một nhà” thể hiện mối quan hệ của anh em trong gia đình rất gắn bó, thân thiết với nháu. Bằng biện pháp so sánh: “Yêu nhau như thể chận tay”, tác giả đã thể hiện được sự gắn bó, hòa thuận của tình anh em, điều đó sẽ làm cho cha mẹ vui lòng. Trong bài ca dao trên, tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát với giọng điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào để làm rõ được tình cảm đối với anh em và tình cảm đó là thứ thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người.