Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật

Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật

0 bình luận về “Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống của sinh vật”

  1. Đáp án:

    Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Có sinh vật thường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động… Ngược lại, cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ở hoang mạc, vùng núi đá…

    Những ví dụ về ảnh hưởng của độ ẩm lên sinh vật:

    – Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng cỏ phiến lá mòng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao cỏ phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

    – Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

    – Ếch nhái là động vật sống nơi ẩm ướt. Khi gặp điều kiện khô hạn, do da của ếch nhái là da trần nên cơ thể chúng mất nước nhanh chóng. Ngược lại, bò sát có da được phủ vảy sừng nên khả năng chống mất nước có hiệu quả hơn, nhiều loài bò sát thích nghi cao với môi trường khô ráo của hoang mạc.

    Thực vật được chia thành hai nhóm: thực vật ưa ấm và chịu hạn. Động vật cũng có hai nhóm: động vật ưa ẩm và ưa khô.

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận
  2. – Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

    + Có những sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt ven các bờ suối, dưới tán cây rừng rậm, …

    + Có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá, …

    – Sinh vật sống ở những vùng có độ ẩm khác nhau có hình thái, cấu tạo khác nhau.

    + Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng: phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Ví dụ:cây lan ý,cây bạc hà

    + Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. Ví dụ:

    + Cây sống nơi khô hạn: cơ thể mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai       vd.xương rồng       

    + Động vật sống nơi ẩm ướt (ếch, nhái, ..) khi trời nóng cơ thể mất nước nhanh vì da chúng là da trần, bò sát khả năng chống mất nước hiệu quả hơn vì da có lớp vảy sừng bao bọc.

    Ví dụ. Thằn lằn,ếch 

    – Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật người ta chia sinh vật thành các nhóm là thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn, động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn.

    * Thực vật ưa ẩm:

    + Nơi sống: ruộng lúa nước, bãi ngập ven biển, dưới tán cây rừng.

    + Ví dụ:cây lúa,cây ráy

    * Thực vật chịu hạn:

    + Nơi sống: bãi cát, trên đồi, sa mạc, …

    + Ví dụ: xương rồng ,thanh long

    * Động vật ưa ẩm:

    + Nơi sống: ao, hồ, trên cây, trong vườn, trong đất.

    + Ví dụ: run đất,ốc sên

    * Động vật chịu hạn

    + Nơi sống: vùng cát khô, trên đồi, sa mạc.

    + Ví dụ:tê tê,lạc đà

     

    Bình luận

Viết một bình luận