Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
(Lê Anh Xuân, Dáng đứng Việt Nam, Tập Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo Dục, 1981)
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của cách dùng điệp từ “không” trong dòng thơ sau:
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả khi miêu tả chân dung anh giải phóng quân trong bài thơ.
Câu 3:
Điệp từ “không” nhấn mạnh về những thiếu thốn, đau thương của người lính đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho Tổ quốc. Đó còn là những xót xa vô ngần trong tác giả khi phải chứng kiến nỗi đau, sự mất mát của người lính Giải phóng quân. Nhưng qua đó, cái “không” càng làm đẹp ý chí, tinh thần và sự hi sinh cao thượng của người lính.
Câu 4:
Miêu tả chân dung anh giải phóng quân, Lê Anh XUân bộc lộ một thái độ trân trọng, tự hào và ngợi ca. Người lính với hi sinh cao thượng của mình xứng đáng được trân trọng, tôn vinh. Nhưng trong sự hi sinh của họ, ta cũng thấy tác giả đau xót, tác giả sẻ chia và đồng cảm cho nỗi đau của những người lính vì một ngày mai tươi sáng của dân tộc. Họ mãi sống trong lòng tất cả chúng ta với bao trân trọng, tự hào.