“Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể lại về cha mình” “Rồi theo ông đi viếng mộ cha” “Gửi lại ông giáo những di vật của cha, tạm biệt quê hương” Em hã

“Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể lại về cha mình”
“Rồi theo ông đi viếng mộ cha”
“Gửi lại ông giáo những di vật của cha, tạm biệt quê hương”
Em hãy chọn 1 trong những sự việc trên sau đó kể lại với một số chi tiết tiêu biểu

0 bình luận về ““Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể lại về cha mình” “Rồi theo ông đi viếng mộ cha” “Gửi lại ông giáo những di vật của cha, tạm biệt quê hương” Em hã”

  1. Tôi xa quê hương đã nhiều năm, nay mới có dịp trở lại làng quê thân thương, thăm người cha cô độc của mình, thăm lại chú chó Vàng cùng con cháu chú, bởi khi tôi đi nó chỉ vẫn còn nhỏ xíu, giờ này chẳng biết nó có còn sống mà đợi tôi về hay không?

    Vừa tới đầu làng, nhìn thấy cây đa, bến nước con đò quen thuộc, lòng tôi đã trào dâng niềm xúc động mãnh liệt. Hai tiếng quê hương nghẹn ngào ứ đọng nơi cuống họng tôi không thể thốt nên lời. Quê hương của tôi đây sao? Sao mà tàn lụi, tiêu điều tới vậy? Ngày tôi ra đi những người dân lương thiện quê tôi thường ngồi bán rau, rồi chơi cờ tướng uống nước trà ở quán bà Tư béo đầu làng. Nhưng nay không thấy bóng dáng một ai. Chiếc quá lá cũ đã còn trơ trọi những bức tường đất, dưới nền còn vương vãi lớp bụi tro tàn, chắc ai đó đã đốt quán.

    Tôi nghe đâu đó tiếng còi, rồi tiếng chó sủa ầm ĩ, rồi tiếng bước chân người huỳnh huỵch chạy như có gì gấp gáp lắm. Tôi giật mình ngoảnh lại phía sau. Hóa ra mấy tên lính tay sai của bọn sĩ quan Pháp đang truy tìm những người lính cách mạng.

    Tôi đi về tới nhà, thấy nhà cửa tiêu điều cửa đóng im ỉm bởi một chiếc khóa nghèo nàn sơ sài, xung quanh nhà cỏ lau mọc um tùm như nhà bị bỏ hoang từ nhiều năm nay thì phải. Tôi lấy cục gạch đập vào ổ khóa chiếc khóa mở tung ra.

    Tôi lặng lẽ mở cửa bước vào nhà, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi chính là chiếc ảnh cha tôi trên bàn thờ. Ông cụ đã mất rồi sao, mất như thế nào sao tôi không biết. Nước mắt tôi thi nhau rơi xuống. Tôi ôm lấy bức ảnh của cha mình mà khóc nấc lên nghẹn ngào. “Cha ơi! Con đã về muộn mất rồi. Con thật bất hiếu”

    Khóc một lúc lâu rồi tôi đứng dậy, đi ra vườn nhìn khung cảnh cũ lòng vô cùng buồn rầu. Tôi nhìn sang xung quanh hàng xóm, tất cả đều một màu tiêu điều xám xịt. Cạnh nhà tôi là nhà thầy giáo Thứ, anh giáo là người có học, có chữ nghĩa lại vốn thân thiết với cha tôi chắc anh sẽ cho tôi biết nguyên nhân vì sao cha tôi chết. Và mộ cha tôi ở đâu. Nghĩ vậy tôi bèn cài then cửa rồi bước vội sang bên nhà anh giáo.

    Trong ngôi nhà đó, tôi thấy anh giáo đang ngồi bên bàn viết gì đó rất chăm chú. Tôi gọi lớn từ ngoài cổng.” Anh giáo có nhà không ạ?” Từ trong nhà, tiếng anh giáo vọng ra. Tôi có đây. Ai tìm tôi đó ạ? Rồi anh bước ra, chiếc áo đông xuân cũ kỹ bạc màu, khuôn mặt khắc khổ, già nua hơn so với lúc tôi ra đi. Nhìn thấy tôi anh khựng người một lúc rồi lao vào ôm lấy tôi. Miệng rối rít nói “Ôi cậu Sơn cậu đã về đấy ư. Tôi mong cậu mãi”

    Rồi anh kéo tôi vào nhà rót nước mời tôi. Sau đó, anh mở khóa tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ đưa cho tôi và bảo “Đây là tất cả những gì mà cụ Hạc gửi tôi, bảo khi nào anh về thì đưa lại cho anh. Tôi đã giữ nó rất nhiều năm nay, mong anh về từng ngày mà không thấy, may qua hôm nay anh đã về, coi như tôi hoàn thành nhiệm vụ với người đã khuất”.

    Tôi lặng lẽ mở chiếc hộp ra xem thử thì ra đó là giấy tờ đất nhà tôi. Một ít tiền mà cha tôi dành dụm được. Tôi nhìn anh giáo hỏi giọng run run “Cha em mất như thế nào hả anh”.

    Anh giáo lấy tay thấm nước mắt, giọng nghẹn ngào “Cha em mất tội lắm. Cụ ăn bả chó tự vẫn để giữ được mảnh đất cho cậu lấy vợ có chốn nương thân“. Tôi không kìm được cảm xúc của mình khi nghe anh giáo nó thế. Máu trong người tôi dồn lên mặt nóng bừng, nước mắt tôi nhòa đi. Tôi hỏi tiếp “Ai đã hại cha em vậy anh? Kẻ nào khiến cha em phải chết thảm như vậy?”

    Anh giáo từ tốn nói giọng chua chát “Thì còn ai vào đây nữa cha con thằng Bá Kiến nó muốn cướp mảnh vườn của nhà em. Cha em không muốn mất mảnh vườn hương hỏa, muốn để lại chút vốn cho em phòng thân nên ông cụ chọn cách ra đi“.

    Tôi chết điếng nửa người, sự căm hận bọn lũ ác ôn, thương cha già nghèo khổ một mình chống chọi với lũ sâu mọt, vì thương con cái mà phải tìm tới cái chết. “Cha ơi! Con có tội với cha quá! Cha ơi!”

    Buổi hôm đó, tôi và anh giáo tâm sự với nhau rất nhiều. Chúng tôi nói về cha tôi. Anh giáo cũng đưa tôi ra viếng mộ cha tôi. Sau đó, chúng tôi lại về nhà anh cùng nhau hàn huyên tâm sự về phong trào cách mạng, về những người dân khốn khổ của quê tôi đang cố gắng tìm cách cứu mình.

    Anh giáo hỏi tôi “Giờ cậu định làm sao? Có cô nào ưng chưa? Có lấy vợ và sống lại làng mình không?”. Tôi nhìn anh giáo lắc đầu buồn rầu đáp “Em chưa lấy vợ đâu anh ạ. Em quyết định ra đi chuyến nữa. Nhưng lần này em không đi phu đồn điền cao su nữa, mà em đi theo Việt Minh. Em quyết tâm gia nhập hàng ngũ cách mạng để trả thù cho quê hương, trả thù cho cha em anh ạ.”

    Anh giáo nhìn tôi rưng rưng xúc động “Cậu khá lắm. Cậu thật giống với cha cậu, kiên định dù chết vẫn không đầu hàng bọn tàn ác. Tôi nói thật với cậu, thực ra tôi cũng hoạt động lâu rồi, những hoạt động ngầm trong bóng tối mà thôi, vì gia cảnh nhà tôi còn có mẹ già con thơ. Tôi không thể bỏ đi hẳn được”

    Tôi nhìn anh giáo cảm thấy như lần trở về quê hương này của mình thật sự không hoài phí. Ngay sáng hôm sau, khi gà vừa gáy canh 3 tôi đã thức dậy, anh giáo đợi tôi ở đầu làng để tiễn chân tôi. Anh đưa tôi một lá thư rồi bảo “Cứ tới địa chỉ này sẽ có đồng chí của mình đưa cậu ra chiến trường”. Chúng tôi ôm nhau chào tạm biệt.

    Tôi nhìn lại quê hương lần cuối, lòng tự nhủ ta sẽ trở về khi trên đất nước này không còn bóng quân thù, khi bọn cường hào ác bá sẽ bị trả giá đền tội. Hẹn gặp lại quê hương của tôi ơi!.

    Bình luận

Viết một bình luận