Bài 1: a/ Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 5; 0 ; -101; 100; /-20/ ; -12 . b/ Không thực hiện phép tính, hãy so sánh : (-3).7.(-6).1945

Bài 1: a/ Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 5; 0 ; -101; 100; /-20/
; -12 .
b/ Không thực hiện phép tính, hãy so sánh : (-3).7.(-6).1945.(-75) với 0
Bài 2: Thực hiện phép tính (hợp lí nếu có thể):
a/ (-132) + ( 176 + 132) b/ 25. (-5). 4. (-8) c/ (-37).52 + 37.(-48)
Bài 3: Tìm số nguyên x, biết:
a. x + 48 = 13
b. 2./x/=(-4).(-6)
c) 5- 2.( x -1 ) = – 3
d) 11(Mx+1)
Bài 4:
a/ Viết tất cả các số nguyên là ước của – 10.
b/ Viết 5 số nguyên là bội của – 8.
Bài 5: Chứng tỏ: (a – b – c) – (a + b – c) + (b – c – a) – (c – a – b) + 5 = –2c + 5
—– O0O —–
ĐỀ 2
Câu 1 : Tìm số đối của các số sau: 15; – 12; -3^4;|-120| ;-(-60)
;
Câu 2: Thực hiện các phép tính:
a/ 125 – (-75) + 32 – ( 48+32) b/ (27 +65) + (346 -27 – 65 ) c/ 3. (-4)2+3^2. 28 – (- 200)
Câu 3: Tìm số nguyên x , biết:
a) x – 25 = -17 b) 2x – (-3) = 7 c) / x + 4 = 5 d) / x -8/ = 0
Câu 4: Tìm tất cả các ước và năm bội khác 0 của – 18
Câu 5: Liệt kê và tính tổng các số nguyên x: a) -8 < x < 7 b) |x| < 4 Câu 6: Thực hiện các phép tính: a) 127 – 18 .( 5+4) b) 4 . 5^2- 3 (24 – 9 ) Câu 7: Tính giá trị biểu thức : 3 (x^2 + y^2), bieát x = 6 , y = -8 Câu 8 : Vẽ góc xOy có số đo các trường hợp sau: a/ 400(độ) b/ 900(độ) c/ 135(độ)

0 bình luận về “Bài 1: a/ Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần: 5; 0 ; -101; 100; /-20/ ; -12 . b/ Không thực hiện phép tính, hãy so sánh : (-3).7.(-6).1945”

  1. Bạn nên chia nhỏ câu hỏi nhé.

    Bài 1:

    a) Ta có: |-20| = 20

    → Sắp xếp: -101; 0; 5; |-20|; 100

    b) Trong phép tính: (-3).7.(-6).1945.(-75) có 3 số nguyên âm, 2 số nguyên dương

    → Kết quả của phép tính trên là một số nguyên âm < 0

    → (-3).7.(-6).1945.(-75) < 0

    Bài 2:

    a) (-132) + (176 + 132)

    = -132 + 176 + 132

    = 176

    b) 25 . (-5) . 4 . (-8)

    = (25 . 4) . [-5 . (-8)]

    = 100 . 40

    = 4000

    c) (-37) . 52 + 37 . (-48)

    = (-37) . 52 + (-37) . 48

    = (-37) . (52 + 48)

    = -37 . 100

    = -3700

    Bài 3:

    a) x + 48 = 13

    → x = 13 – 48

    → x = -35

    Vậy x = -35

    b) 2.|x| = (-4).(-6)

    → 2.|x| = 24

    → |x| = 12

    → x = ±12

    Vậy x ∈ {±12}

    c) 5 – 2.(x – 1) = -3

    → 2(x – 1)= 5 – (-3)

    → 2(x – 1) = 5 + 3

    → 2(x – 1) = 8

    → x – 1 = 4

    → x = 5

    Vậy x = 5

    d) 11(Mx + 1)

    Câu này thiếu dữ kiện quá bạn ơi.

    Bài 4:

    a) Tất cả các số nguyên là ước của -10: Ư(-10) = {±1; ±2; ±5; ±10}

    b) 5 số nguyên là bội của -8: B(-8) = {-8; 8; 16; -16; 24;…}

    Bài 5:

    Ta có: (a – b – c) – (a + b – c) + (b – c – a) – (c – a – b) + 5

    = a – b – c – a – b + c + b – c – a – c + a + b + 5

    = (a – a – a + a) + (-b – b + b + b) + (-c + c – c – c) + 5

    = -2c + 5

    Bình luận

Viết một bình luận