Bài 1: Bằng phương pháp hóa học nhận biết các khí đựng trong các lọ riêng biệt sau:
a. H2, O2, không khí
b. CO2, H2, không khí
c. CO2, O2, H2, không khí
d. CO2, O2, N2, không khí
Bài 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
A. P –> P2O5 –> H3PO4
B. KMnO4 –> O2 –> CaO –>Ca(OH)2
Mong bạn @manhtuan0608 trả lời.
Đáp án + Giải thích các bước giải:
Bài 1:
a,
`-` Cho tàn đóm chứa than hồng vào các lọ chứa từng khí:
Lọ nào làm tàn đóm bùng cháy là `O_2`
Lọ nào làm tàn đóm cháy với ngọn lửa màu xanh là `H_2`
Lọ nào làm tàn đóm cháy bình thường là không khí.
Phương trình hóa học:
`C + O_2 \overset{t^o}\to CO_2`
b,
`-` Dẫn dung dịch `Ca(OH)_2` dư qua các lọ chứa từng khí:
Lọ nào làm vẩn đục nước vôi trong là `CO_2`
Hai lọ còn lại không hiện tượng.
`-` Dẫn khí ở hai lọ còn lại qua `CuO` nung nóng:
Lọ nào làm chất rắn màu đen chuyển sang màu đỏ là `H_2`
Lọ còn lại không hiện tượng là không khí.
Phương trình hóa học:
`CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3\downarrow + H_2O`
`H_2 + CuO \overset{t^o}\to Cu\downarrow + H_2O`
c,
`-` Cho tàn đóm chứa than hồng vào các lọ chứa từng khí:
Lọ nào làm tàn đóm bùng cháy là `O_2`
Lọ nào làm tàn đóm cháy với ngọn lửa màu xanh là `H_2`
Lọ nào làm tàn đóm cháy bình thường là không khí.
Lọ nào làm tàn đóm vụt tắt là `CO_2`
Phương trình hóa học:
`C + O_2 \overset{t^o}\to CO_2`
d,
`-` Cho tàn đóm chứa than hồng vào các lọ chứa từng khí:
Lọ nào làm tàn đóm bùng cháy là `O_2`
Lọ nào làm tàn đóm cháy bình thường là không khí.
Hai lọ còn lại làm tàn đóm vụt tắt.
`-` Dẫn khí ở hai lọ còn lại qua dung dịch `Ca(OH)_2` dư:
Lọ nào làm vẩn đục dung dịch `Ca(OH)_2` là `CO_2`
Lọ còn lại không hiện tượng là `N_2`
Phương trình hóa học:
`C + O_2 \overset{t^o}\to CO_2`
`CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3\downarrow + H_2O`
Bài 2:
a,
Phương trình hóa học:
`4P + 5O_2 \overset{t^o}\to 2P_2O_5`
`P_2O_5 + 3H_2O \to 2H_3PO_4`
b,
Phương trình hóa học:
`2KMnO_4 \overset{t^o}\to K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2\uparrow`
`O_2 + 2Ca \overset{t^o}\to 2CaO`
`CaO + H_2O \to Ca(OH)_2`
\(\boxed{\text{LOVE TEAM}}\)
Giải thích các bước giải: