Bài 1. Cho các trường hợp:
a) Xe tài đang chay trên đường
b) Lò xo bị ép ngay trên mặt đất
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
c) Máy bay dang bay trên bầu trởi
d) Nước được ngăn trên đập cao
– Vật nào chi có thể năng trọng trường?
Vật nào có thế năng đàn hồi?
Vật nào chi có động năng?
Vật nào vừa có thế năng, vừa có động năng?
Bài 2: Giải thích các hiện tượng sau :
a. Giải thích tại sao mặc nhiều áo mỏng ẩm hơn một áo dày ? Bình chứa xăng dâu thường
được sơn màu nhủ trắng ? Muốn đun một lượng chất lỏng ta phải đun ở đâu ?
b. Xoa hai bàn tay vào nhau, ta thấy tay nóng lên. Hiện tượng trên dã có sự chuyên hóa
năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
c. Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi
– Nhiệt độ của miếng đồng và nước thay đổi như thế nào?
– Nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi như thế nào?
Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt ?
Đáp án:
Bài 1:
Vật chỉ có thế năng trọng trường: d) Nước được ngăn trên đập cao
Vật có thế năng đàn hồi: b) Lò xo bị ép ngay trên mặt đất
Vật chỉ có động năng: a) Xe tài đang chay trên đường
Vật vừa có thế năng vừa có động năng:c) Máy bay dang bay trên bầu trởi
Bài 2: …
Giải thích các bước giải:
Bài 1:
Vật chỉ có thế năng trọng trường: d) Nước được ngăn trên đập cao
Vật có thế năng đàn hồi: b) Lò xo bị ép ngay trên mặt đất
Vật chỉ có động năng: a) Xe tài đang chay trên đường
Vật vừa có thế năng vừa có động năng:c) Máy bay dang bay trên bầu trởi
Bài 2:
a) Khi mặc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được nhiều lớp không khí khác nhau, mà không khí dẫn nhiệt kém nên khi mặc nhiều áo mỏng sẽ thấy ấm hơn khi mặc 1 áo dày.
b) Bình chứa xăng dâu thường được sơn màu nhủ trắng vì: màu trắng ít hấp thụ bức xạ mặt trời
c) Muốn đun một lượng chất lỏng ta phải đun ở đáy bình nhờ hiện tượng đối lưu nên nước sẽ nóng hết toàn bộ chất lỏng.
d) Xoa hai bàn tay vào nhau, ta thấy tay nóng lên. Hiện tượng trên dã có sự chuyên hóa năng lượng từ dạng cơ năng sang nhiệt năng
Đây là sự thực hiện công
e) Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh.
+ nhiệt độ miếng đồng giảm, nhiệt độ của nước tăng
+ nhiệt độ của miếng đồng giảm, nước tăng đến khi có sự cân bằng nhiệt của cả 2 xảy ra sẽ dừng lại.
=> Đây là sự truyền nhiệt