Bài 1. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vế câu.
B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Bài 2. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa chuyển.
B. Nghĩa gốc
Bài 3 . Từ “qua” trong câu “chúng em qua ngôi nhà xây dở” thuộc từ loại nào?
A Quan hệ từ.
B. Danh từ.
C. Động từ.
Bài 4 .Nhóm từ “đánh giày, đánh đàn, đánh cá” có quan hệ thế nào?
A. Đó là từ nhiều nghĩa.
B. Đó là từ đồng âm.
C. Đó là từ đồng nghĩa.
Bài 5 .Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế câu
Bài 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, khôn ngoan.
Bài 7: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:
a) Năm nay, em học lớp 5.
b) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
c) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
d) Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.
Bài 8: Chuyển các câu sau thành câu hỏi, câu cảm:
a. Tú rất mê sách.
b. Trời sáng.
c. Đường lên dốc rất trơn.
( Chỉ cần ghi đáp án án. K cần giải thích nha mg ) ????????
`1. B`
`2. A`
`3. C`
`4. B`
`5. C`
`6:`
Thật thà – Dối trá
Giỏi giang – Kém cỏi
Cứng cỏi – Yếu ớt
Hiền lành – Độc ác
Nhỏ bé – To lớn
Nông cạn – Sâu sắc
Sáng sủa – Tối tăm
Thuận lợi – Khó khăn
Vui vẻ – Buồn bã
Cao thượng – Thấp hèn
Cẩn thận – Cẩu thả
Siêng năng – Lười biếng
Nhanh nhảu – Chậm chạp
Đoàn kết – Chia rẽ
`7.`
a) Từ “năm nay” và từ “lớp năm”: một từ chỉ thời gian; một từ chỉ số thứ tự cấp bậc, lớp học.
b) Từ “bông hoa” và từ “hoa chân”: Từ “bông hoa” chỉ bông hoa, một loài thực vật trong thiên nhiên; Từ “hoa chân” chỉ hiện tượng lóng ngóng tay chân thể hiện trạng thái cảm xúc của con người.
c) Từ “giá”
+ Từ giá 1: chỉ giá sách, một thứ đồ vật để đựng sách.
+ Từ giá 2: giá tiền, số tiền là bao nhiêu.
d) Từ “đường”
+ Từ đường 1: đường chỉ một loại gia vị có vị ngọt dùng trong nêm nếm đồ ăn.
+ Từ đường 2: đường đi của chúng ta.
`8:`
a) Tú có mê sách không?
Tú mê sách chưa kìa!
b) Trời đã sáng rồi hả?
Trời đã sáng rồi kìa!
c) Đường lên dốc có trơn không?
Đường lên dốc trơn quá!
1. `B`
2. `A`
3. `C`
4.` A`
5. `C`
6. Thật thà `><` dối trá
Cứng cỏi `><` yếu ớt
Hiền lành `><` hung dữ
Nhỏ bé` ><` to lớn
Nông cạn `><` sâu sắc
Sáng sủa `>< `tối tăm
Thuận lợi `><` khó khăn
Vui vẻ `><` buồn bã
Cao thượng `><` thấp hèn
Cẩn thận `><` vụng về
Siêng năng `><` lười biếng
Nhanh nhảu `><` chậm chạp
Đoàn kết `> <` chia rẽ
Hòa bình` ><` chiến tranh
Khôn ngoan `> <` Ngu dốt
`7`.
a) Năm nay, em học lớp Năm
* từ đồng âm : “năm”
Từ “năm” trong “Năm nay” là chỉ thời gian
Từ “năm” trong “lớp Năm” là chỉ cấp độ học tập là học lớp 5
b) *từ đồng âm : “hoa”
Từ “hoa” trong “Bông hoa” là chỉ sự vật
Từ “hoa” trong “hoa chân múa tay” là chỉ hành động của “nó”
c) * từ đồng âm : “giá”
Từ “giá” trong “Giá sách” nghĩa là kệ sách nó dùng để chỉ đồ vật
Từ “giá” trong “Giá bao nhiêu” là chỉ giá tiền của kệ sách đó
d) *từ đồng âm : “đường”
Từ “đường” trong “tấn đường” chỉ gia vị nêm nếm “đường”
Từ “đường” trong “đường quốc lộ” chỉ đường đi
`8`
a. Tú thật là mê sách!
b. Trời sáng chưa?
c. Đường lên dốc trơn quá!