Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy
lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước . Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu
nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang
của thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là
tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Cho biết nội dung của đoạn trích trên?
c) Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch
sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung…
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu
từ đó?
d) nêu phương thức biểu đạt
Bài 2
a) từ nội dung của đoạn văn trên hãy viết đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta
a. đoạn trích trên trích từ văn bản ” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “
– tác giả Hồ Chí Minh
b. Nội dung : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc từ thời xưa
c. biện pháp tu từ : liệt kê
– tác dụng : tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc.
d. phương thức biểu đạt: nghị luận
a, Trạng ngữ :
+ Từ xưa đến này ( Chỉ thời gian )
+ Mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng ( Chỉ thời gian )
b, Cụm C – V : Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước
Đặc biệt : Cụm C – V này có hai cụm C – V nhỏ
c, Từ được đảo : Nồng nàn yêu nước
Tác dụng : Nhấn mạnh tình yêu nước sâu sắc và to lớn của nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay
d, Tác dụng : Nhằm hóa sức mạnh của lòng yêu nước suốt chiều dài lịch sử là có thể đẩy lùi và đánh bại mọi thế lực giặc xâm lăng và lũ bán nước, cướp nước đe dọa nền độc lập của dân tộc ta
e, Không thể đảo vì :
+ Ba động từ này nhằm tăng tính biểu cảm cũng như nhấn mạnh của sức mạnh to lớn của truyền thống yêu nước quý báu đối với nền độc lập dân tộc
Câu 6 :
a, Trích : Đức tính giản dị của Bác Hồ
Tác giả : Phạm Văn Đồng
b, Phương thức biểu đạt : Nghị luận
c, Đoạn văn trên tạo thành một luận điểm
Luận điểm : Đức tính giản dị của Bác trong lối sống
d, Câu mang tính chất bình luận : Câu thứ 2
e,
Thông qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng. Đức tính giản dị là một đức tính tốt được mọi người noi theo và học tập. Vậy giản dị là gì? Sống giản dị là sống không phung phí, phô trương. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Đức tính đó sẽ cho ta sự bình yên, thanh thản trong cuộc sống và cả trong tâm hồn, rèn luyện thêm những tính cách khác tốt hơn. Trong nói và viết cũng cần cả sự giản dị. Lời nói không nên quá cầu kì, hoa mĩ. Trong cách viết cũng vậy, hãy viết một cách đơn giản nhất để có thể truyền đạt đúng những gì mình muốn nói. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.
HỌC TỐT NHA !