Bài 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
(Trích “Ánh trăng- Nguyễn Duy)
1. Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Hoàn cảnh đó có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
2. Ở đoạn thơ trên tác giả đã hai lần sử dụng từ “mặt”. Theo em từ “mặt” nào dùng với nghĩa gốc, từ “mặt” nào dùng nghĩa chuyển. Hãy giải thích ý nghĩa của mỗi từ.
3. Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “bể”, “sông”, “rừng” được nhắc đến trong một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh trên khác nhau như thế nào ở hai khổ thơ.
4. Nêu nội dung của hai khổ thơ trên bằng 1 câu ghép. Xác định cấu tạo ngữ pháp của câu ghép đó.
5. Theo em, vì sao ở khổ thơ cuối cùng tác giả lại sử dụng “ánh trăng” chứ không phải là “vầng trăng”?
6. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận tổng- phân- hợp để làm rõ những cảm xúc và suy ngẫm của con người khi gặp lại vầng trăng. Đoạn văn sử dụng một phép liên kết, thành phần biệt lập tình thái. Gạch chân và chú thích rõ.
Giúp mình câu 6 ạ
1.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:
-Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
– In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
*Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ.
2.– So sánh: “như là đồng là bể, như là sông là rừng” -> tác dụng: so sánh trăng giống như quá khứ, luôn ân nghĩa thủy chung, luôn tồn tại mãi bên con người
– Nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc” -> tác dụng: biểu hiện sự giận hờn, trách móc, nghiêm nghị của trăng, trăng như muốn nhắc nhở con người, nhưng chỉ dịu dàng im lặng, để cho con người tự nhận thức
3.Ngửa mặt(nghĩa gốc) nhìn lên mặt(nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ).
4.Con ngườicó thể vô tình quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy bất diệt.
5.– Vầng trăng là hình ảnh được nhân hóa, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong các hoàn cảnh sống khác nhau.
– Ánh trăng là hình ảnh được ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho những vấn đề triết lí, trong đó có sự soi rọi, chiếu sáng,… giúp con người thức tỉnh
6.
Qua ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, ta biết thêm rằng, uống nước phải nhớ đến nguồn. Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Sinh ra là một người lính, dũng cảm mà hiền hòa, cuộc đời của mỗi người lính không chỉ riêng tác giả đều gắn bó với núi rừng, làm bạn với trăng sao, ngày đêm chiến đấu giành lại hòa bình độc lập. Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính. Bạn có thấy tự hào không khi bản thân mỗi chúng ta đang được sống hạnh phúc dưới thời bình không một bóng giặc, ngày ngày la lượn cánh chim câu bay giữa bầu trời quang đãng.
Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.
Truyền thống tốt đẹp đó đã và đang tồn tại, nó cần được giữ gìn và phát huy, đặc biệt là trong chĩnh trái tim của những người con gắn bó với quê hương, xứ sở. Nhan đề bài thơ ngắn gọn vậy mà hình ảnh thơ chân thực, trong sáng, lại gợi lên cho mỗi chúng ta một quá khứ đẹp và vô cùng đặc biệt đối với ai là những người lính. Thật sâu sắc và bồi hồi cảm động biết bao!
Bài thơ không chỉ hay, nó còn là những bài học bổ ích, dạy ta hãy biết”uống nước nhớ nguồn”, yêu cha yêu mẹ, yêu anh chị em, yêu ông bà, yêu những người chiến sĩ đã ngã gục vì non sông, yêu quê hương đất nước, yêu ánh trăng vàng đêm khuya…. Tác giả thật tài hoa dưới ngòi bút văn học, cho ra đời những ý tưởng mà đời người chưa hẳn ai đã biết đến.
Cho mk xin ctlhn