Bài 1:Đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít khí etan C $_{2}$H $_{6}$ cần dùg ít nhất V lít khí O $_{2}$ và thu đc V $_{1}$ lít CO $_{2}$ và m gam H$_{2}$O. Tính V, V $_{1}$, m. Các khí đo ở đktc.
Bài 2:Đốt cháy hoàn toàn 1,68g sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính khối lượng oxit sắt thu đc sau phản ứg.
b) Tính thể tích khí oxi cần dùg (đktc).
c) Tính thể tích ko khí cần thiết để có đủ lượg oxi trên
Bài 3: Nung thủy ngân oxit thu đc thủy ngân và oxi.
a) Viết PTHH của phản ứg.
b) Phản ứg trên thuộc loại phản ứg nào?
c) Nung 21,7 gam thủy ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượg thủy ngân thu đc.
Đáp án:
BÀI 1:
2C2H6 + 7O2 —-> 4CO2 + 6H2O
0,6 —–> 2,1 1,2 1,8
– V = 22,4 × nO2 = 22,4 × 2,1 = 47,04 lít
$V_{1}$ =22,4 × nCO2 = 22,4 × 1,2 = 26,88 lít
m = n × M H2O = 1,8 × 18 = 32,4 g
BÀI 2:
3Fe + 2O2 —t0—-> Fe3O4
0,03 —> 0,02 0,01
a) Khối lượng sắt thu được sau pư :
m Fe3O4 = n × M Fe3O4 = 0,01 × ( 56×3 + 16×4) = 2,32 g
b) Thể tích khí Oxi cần dùng:
VO2 cần dùng = 22,4 × nO2 = 22,4 × 0,02 = 0,448 lít
c) Thể tích không khí cần thiết để có đủ lượng oxi trên :
V không khí = 5×VO2 = 5 × 0,448 = 2,24 lít ( Vì trong không khí Oxi chiếm 20% thể tích )
BÀI 3:
a) PTHH : 2HgO —-t0—–> 2Hg + O2
0,1 —> 0,1 0,05
b) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng phân hủy
c) nHgO = $\frac{21,7}{201 + 16}$ = 0,1 mol
– Thể tích oxi cần dùng;
V O2 =22,4 × nO2 = 22,4 × 0,05 = 1,12 lít
– Khối lượng thủy ngân thu được :
mHg = n × M Hg = 0,1 × 201 = 20,1 g
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Bài 1 :
$n_{C_2H_6} = \dfrac{13,44}{22,4} = 0,6(mol)$
$C_2H_6 + 3,5O_2 \xrightarrow{t^o} 2CO_2 + 3H_2O$
Theo PTHH :
$n_{H_2O} = 0,6.3 = 1,8(mol)$
$n_{O_2} = 0,6.3,5 = 2,1(mol)$
$n_{CO_2} = 0,6.2 = 1,2(mol)$
Suy ra :
$V = 2,1.22,4 = 47,04(lít)$
$V_1 = 1,2.22,4 = 26,88(lít)$
$m = 1,8.18 = 32,4(gam)$
Bài 2 :
$a/$
$n_{Fe} = \dfrac{1,68}{56} = 0,03(mol)$
$3Fe + 2O_2 \xrightarrow{t^o} Fe_3O_4$
Theo PTHH :
$n_{Fe_3O_4} = \dfrac{n_{Fe}}{3} = 0,01(mol)$
$\to m_{Fe_3O_4} = 0,01.232 = 2,32(gam)$
$b/$
$n_{O_2} = 2n_{Fe_3O_4} = 0,02(mol)$
$\to V_{O_2} = 0,02.22,4 = 0,448(lít)$
$c/$
$V_{kk} = 5V_{O_2} = 0,448.5 = 2,24(lít)$
Bài 3 :
$a/ 2HgO \xrightarrow{t^o} 2Hg + O_2$
$b/$ Phản ứng phân hủy
$c/$
$n_{HgO} = \dfrac{21,7}{217} = 0,1(mol)$
Theo PTHH :
$n_{Hg} = n_{HgO} = 0,1(mol)$
$\to m_{Hg} = 0,1.201 = 20,1(gam)$
$n_{O_2} = 0,5n_{HgO} = 0,05(mol)$
$\to V_{O_2} = 0,05.22,4 = 1,12(lít)$