Bài 1: Hệ gồm hai vật v có khối lượng v tốc độ lần lượt là 1 kg, 3m/s và 1,5 kg , 2m/s. a) Tính động lượng của vật . b) Biết hai vật chuyển động cù

By Everleigh

Bài 1: Hệ gồm hai vật v có khối lượng v tốc độ lần lượt là 1 kg, 3m/s và 1,5 kg , 2m/s.
a) Tính động lượng của vật .
b) Biết hai vật chuyển động cùng phương, ngược chiều. Tính tổng động lượng của hệ.
Bài 2: Một viên bi khối lượng m = 0,1 kg r i t do không vận tốc đ u từ độ cao z = 45 m xuống đ t, tại n i có
g = 10 m/s2
. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.
a) Tính cơ năng của vật.
b) Tìm thế năng và động năng khi vật rơi được quãng đường bằng 15 m?
c) Thực tế, do có lưcj cản không khí nên vận tốc chạm đất của vật chỉ bằng 80% trường hợp lí tưởng. Tính lực cản của không khí. Coi chúng không đổi trong quá trình rơi.
d) Cùng lúc vật m bắt đầu được thả rơi, người ta thả nhẹ một vật m’ rơi tự do từ độ cao z’ = 20 m. Khi động năng
của vật m’ gấp 3 lần thế năng của nó (Wđ’ = 3Wt’) thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật m (Wđ / Wt) bằng bao nhiêu? Bỏ qua lực cản không khí.

0 bình luận về “Bài 1: Hệ gồm hai vật v có khối lượng v tốc độ lần lượt là 1 kg, 3m/s và 1,5 kg , 2m/s. a) Tính động lượng của vật . b) Biết hai vật chuyển động cù”

  1. Đáp án: 1 a) p1=mv=3*1=3 (kgm/s)

                           p2=mv=2.1,5=3(kg m/s)

    1b)  p (hệ) = p2-p1=-p1-p2=-6(kgm/s)

     

    Giải thích các bước giải: 1b thì hai vật chuyển động cùng phương ngược chiều nên chọn chiêif dương lm chiều chuyển động p1

    P2 ngược chiều chuyển động nên mang dấu trừ

    Mà 2 hệ chuyển động ngược hướng nên ta có sau trừ trc

     

    Trả lời
  2. Bài 1.

    a. Động lượng vật 1: $p_1=m_1v_1=1.3=3kgm/s$

    Động lượng vật 2: $p_2=m_2v_2=1,5.2=3kgm/s$

    b. Chọn chiều (+) là chiều vật 1 chuyển động:

    $\vec{p}=\vec{p_1}+\vec{p_2}$

    (+):$p=p_1-p_2=3-3=0$

    Bài 2.

    a. Cơ năng vật:

    $W_A=Wđ_A+Wt_A=0+mgh_A$

    $\Rightarrow W_A=0,1.10.45=45J$

    b. Vật rơi quãng đường s=15m => h=30m

    Thế năng vật: $Wt_B=mgh_B=0,1.10.30=30J$

    Động năng vật: $Wđ_B=W-Wt_B=45-30=15J$

    c. Vận tốc chạm đất khi không có lực cản:

    $W_A=W_C=Wđ_C+Wt_C=\frac{1}{2}mv_C^2$

    $\Leftrightarrow 45=\frac{1}{2}.0,1.v_C^2$

    $\Rightarrow v_C=30m/s$

    Vận tốc chạm đất khí có lực cản:

    $v_C’=\frac{80}{100}.30=24m/s$

    Áp dụng định lí động năng tìm lực cản:

    $Wđ_C-Wđ_A=A_P+A_{Fc}$

    $\Leftrightarrow \frac{1}{2}.0,1.24^2=0,1.10.45-Fc.45$

    $\Rightarrow Fc=0,36N$

    d. Vị trí vật m’ có  Wđ’=3Wt’:

    $W_A’=W_B’$

    $\Leftrightarrow Wđ_A’+Wt_A’=Wđ_B’+Wt_B’=4mgh_B’$

    $\Leftrightarrow 10.20=4.10.h_B’$

    $\Rightarrow h_B’=5m$

    Vậy vật m’ đi được quãng đường s=15m

    => Độ cao của vật m là h=30m

    Lấy số liệu từ câu B: $\dfrac{Wđ}{Wt}=\dfrac{1}{2}$

    Trả lời

Viết một bình luận