Bài 1: Khi một quả cầu kim loại được nung nóng, đại lượng nào của quả cầu không thay đổi? a.Thể tích b. chu vi c. đường kính d. khối

Bài 1: Khi một quả cầu kim loại được nung nóng, đại lượng nào của quả cầu không thay đổi?
a.Thể tích b. chu vi c. đường kính d. khối lượng
Bài 2:Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào?
Gợi ý: ta sẽ làm nóng cổ lọ hay nút thủy tinh.
Bài3:Vì sao các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khinhiệt độ ngoài trời thay đổi?
Gợi ý: Em nhớ lại bài học trên lớp, hoặc đọc thêm phần Thế giới quanh ta.
Bài 4: Vì sao mùa hè tháp Ép-phen (được làm bằng sắt) cao hơn mùa đông?
(gợi ý: So sánh nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông, nhiệt độ này ảnh hưởng đến chiều cao của tháp Ép –phen như thế nào)
Bài 5: Một quả cầu bằng sắt đang không lọt qua vòng sắt, em hãy nêu 2 cách để quả cầu có thể lọt qua vòng sắt?
Gợi ý: Em sẽ làm nóng hoặc làm lạnh quả cầu hay vòng sắt
Dạng giải thích hiện tượng: các em cần nói được 4 ý sau:
Cái gì nở ra
Bị cái gì ngăn cản
Gây ra lực rất lớnHậu quả
VD: Vì sao giữa các thanh ray đường sắt lại có khe hở?
Trả lời: Nếu không có khe hở thì:
Khi trời nắng thanh ray nở ra
bị thanh ray khác ngăn cản
gây ra lực rất lớn
hậu quả làm cong thay ray, gây tai nạn
VẬN DỤNG
:Bài 6: Vì sao khi rót nước sôi vào các li thủy tinh, các li này dễ bị nứt vỡ?Li thủy tinh dày hay li thủy tinh mỏng dễ vỡ hơn? Cách làm giảm thiểu sự vỡ li thủy tinh khi rót nước sôi vào?
Bài 7: Răng người được cấu tạo bằng một chất rắn là ngà răng, phủ bên ngoài là men răng. Em hãy giải thích tại sao ăn thức ăn lạnh rồi nóng độtngột thì răng dễ bị hỏng?

0 bình luận về “Bài 1: Khi một quả cầu kim loại được nung nóng, đại lượng nào của quả cầu không thay đổi? a.Thể tích b. chu vi c. đường kính d. khối”

  1. Đáp án:

     1.D  2.Ta sẽ làm nóng ở phần cổ lọ. 

    3. Vì Bê-tông và thép nở vì nhiệt bằng nhau. 

    4.-Vào mùa hè khi ánh nắng chiếu vào tháp ép-phen thi làm cho tháp nóng và dãn nở 

    nên vào mùa hè tháp cao hơn một chút.

    -Vào mùa đông thì lạnh sẽ làm cho tháp ép-phen không dãn nở

    và thấp.

    5.

    -Cách 1: Hơ nóng vòng kim loại -> nở ra, thể tích tăng lên làm cho quả cầu sắt có thể chui vừa vòng kim loại.

    -Cách 2: Làm lạnh quả cầu sắt -> quả cầu sắt bị co lại và nhỏ đi làm cho quả cầu sắt có thể chui vừa vòng kim loại.

    Dạng giải thích hiện tượng: ( Câu này mình ko biết làm sao hết thông cảm nha)

    VẬN DỤNG:

    Bài 6:

    -Khi rót nước sôi vào các li thủy tinh, thành bên trong nóng trước, nở ra trước trong khi thành bên ngoài vẫn chưa kịp nóng lên và nở ra. Do đó, thành bên ngoài là thành vật cản trở sự nở vì nhiệt của thành bên trong, khiến li dễ bị nứt vỡ.Ly thủy tinh dày dễ vỡ hơn. Tráng ly bằng nước ấm để ly nở ra 1 phần rồi sau đó mới rót nước nóng vào chúng sẽ nở ra theo nhiệt độ nóng, để tránh bị vỡ ly.

    Bài 7:

    -Tất cả mọi vật đều theo nguyên lí nóng nở ra, lạnh co lại. Vì vậy khi chúng ta ăn thường xuyên thức ăn quá nóng hoặc quá lanh sẽ làm cho răng của chúng ta bị nở ra hoặc co lại đột ngột dễ làm rạn nứt men răng dẫn tới dễ bị hỏng răng (rạn men răng, răng xỉn màu, vỡ răng …). Ngoài ra, khi ăn thức ăn quá lanh thường xuyên sẽ làm cho lợi bị co lại gây co các mạch máu ở chân răng, răng bị thiếu máu nuôi, lâu dần sẽ làm cho răng dễ bị rụng (răng rụng sớm). 

    Thường xuyên ăn đồ quá lạnh còn có hại cho cả dạ dày (bao tử) vì cũng làm cho hệ thống mạch máu trong lòng dạ dày bị co lại đột ngột ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn.

    Có 1 câu mình ko làm đc nên thông cảm nha!

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận