Bài 1: Một bình chia độ đang chứa 100ml nước, thả một hòn đá thì mực nước dâng lên 150ml, tiếp tục thả 2 quả cân thì nước trong bình dâng lên đến 210ml. Hãy tính:
a) Thể tích hòn đá?
b) Thế tích một quả cân?
Bài 2: Một quả nặng có khối lượng 300g treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên.
a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào?
b) Những lực đó có đặc điểm gì?
c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó?
Bài 3: Một bạn học sinh nói 11300kg/m3 = 113000N/m3. Bạn ấy nói đúng hay sai? Vì sao?
Bài 4: Một vật có khối lượng 780 000 g, có thể tích 300 dm3. Tính:
a) Trọng lượng của vật?
b) Khối lượng riêng của vật?
c) Trọng lượng riêng của vật?
Bài 5: Một vật bằng nhôm có thể tích 3000cm3, có khối lượng riêng là 2700kg/m3. Tính:
a) Khối lượng của vật?
b) Trọng lượng của vật?
c) Trọng lượng riêng của vật?
Bài 6: Biết 15 lít cát có khối lượng 22,5kg
a) Tính khối lượng riêng của cát?
b) Tính thể tích của 2 tấn cát?
c) Tính trọng lượng của 5m3 cát?
Bài 7: Mai có 1,6 kg dầu hỏa, Hồng đưa cho Mai một cái can 1,5 lít. Biết dầu hỏa có khối lượng riêng là 800kg/m3.
a) Em hãy nêu ý nghĩa khối lượng riêng của dầu hỏa?
b) Tính trọng lượng và trọng lượng riêng của dầu hỏa?
c) Cái can đó có chứa hết dầu hỏa hay không? Vì sao?
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1/ thể tích hòn đá là:
150 -100 = 50 ml
thể tích 1 quả cân là
(210-150) : 2= 30 ml
2/
a) Những lực tác dụng vào quả nặng là: + Trọng lực (lực hút Trái Đất) + Lực giữ của sợi dây b) Hai lực có độ lớn bằng nhau do hai lực tác dụng vào vật làm vật đứng yên. c) + Trọng lực (lực hút Trái Đất) : * Phương :thẳng đứng * Chiều : hướng về phía Trái Đất + Lực giữ của sợi dây : * Phương: thẳng đứng * Chiều hướng từ dưới lên
Bài 1:
a, Thể tích hòn đá là
V2-V1=150-100=50 (ml)
b,Thể tích hai quả cân là:
V3-V2=210-150=60 (ml)
Thể tích 1 quả cân là:
60 : 2=30 (ml)
Vậy thể tích 1 hòn đá là 50 ml
Thể tích 1 quả cân là 30 ml