Bài 1. Một người đi xe đạp đạp đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m. Dốc dài 40m. Tính công do người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20N, người và xe có khối lượng là 60kg.
Bài2. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với một lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công dân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu?
Bài3. Nối các ròng rọc động và ròng rọc cố định với nhau như thế nào để được hệ thống nâng vật nặng cho ta lợi về lực 4 lần, 6 lần?
Bài4. Dùng một palăng để đưa một vật nặng 200N lên cao 20cm, người ta phải dùng một lực F kéo dây đi một đoạn 1,6 m. Tính lực kéo dâyvà công đã sinh ra. Giả sử ma sát ở các ròng rọc là không đáng kể.
Đáp án:
Bạn bd lí hay bài tập nghỉ dịch vậy?
Giải thích các bước giải:
1. Trọng lượng của người và xe:
P = 60.10 = 600N
Lực ma sát: Fms = 20N, vậy công hao phí:
A1 = Fms.l = 20.40= 800J
Công có ích: A2 = P.h = 600.5 = 3000J
Công của người sinh ra:
A = A1 + A2 = 800 + 3000 = 3800J
2.Kéo vật lên cao bằng ròng rọc động thì lợi 2 lần về lực, thiệt 2 lần về đường đi. Vật nâng lên 7m thì đầu dây tự do phải kéo 1 đoạn 14m
Công do người nhân công thực hiện:
A = F.S = 160 . 14 = 2240 J
3.-Bố trí một ròng rọc cố định và hai ròng rọc động như hình 14.2G.a sẽ được lợi 4 lần về lực.
– Bố trí ba ròng rọc cố định và ba ròng rọc động như hình 14.2Gb sẽ được lợi 6 lần về lực.
4.Vì l = 1,6m , h = 20cm = 0,2m , l = 8h
=> F = P/8 = 25N
A = F.s = 40J