Bài 1: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 2 m/s .sau thời gian 4s nó đi được quãng đường 24m. biết rằng vật

Bài 1: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 2 m/s .sau thời gian 4s nó đi được quãng đường 24m. biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản F2 = 0,5N
a. tính độ lớn của lực kéo.
b. nếu sau thời gian 4s đó lực kéo ngưng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại.
Bài 2: Tính độ cao mà ở đó gia tốc rơi tự do là 9,65 m/s2và độ cao mà ở đó trọng lượng của vật chỉ bằng 2/5 so với ở trên mặt đất. biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 9,83 m/s2 và bán kính trái đất là 6.400 km.

0 bình luận về “Bài 1: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu là 2 m/s .sau thời gian 4s nó đi được quãng đường 24m. biết rằng vật”

  1. Đáp án:

    Câu 1: a) \(F = 1,5\left( N \right)\)

    b) \(t = 10\left( s \right)\)

    Câu 2: \({h_1} = 59\left( {km} \right)\), \({h_2} = 3719,2\left( {km} \right)\)

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1:

    1. a) Vật chịu tác dụng của lực kéo và lực cản, vật cđ có gia tốc nên ta có:

    \[\overrightarrow {{F_k}}  + \overrightarrow {{F_c}}  = m\overrightarrow a \]

    Chiếu lên phương chuyển động:

    \({F_k} – {F_c} = ma\) (*)

    Ta có: \({v^2} – v_0^2 = 2as \Leftrightarrow {v^2} – {2^2} = 2.a.24\,\left( 1 \right)\)

    Lại có: \(v = {v_0} + at \Leftrightarrow v = 2 + a.4\left( 2 \right)\)

    Giải \(\left( 1 \right),\,\,\left( 2 \right)\) ta được

     \(\begin{array}{l}{\left( {2 + 4{\rm{a}}} \right)^2} – {2^2} = 48a\\ \Leftrightarrow 4 + 16a + 16{a^2} – 4 = 48{\rm{a}}\\ \Leftrightarrow 16{a^2} – 32a = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a = 0\,\left( L \right)\\a = 2\left( {m/{s^2}} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

    Vậy \(a = 2m/{s^2}\) thế vào (*) ta được:

    \({F_k} = {F_c} + ma = 0,5 + 0,5.2 = 1,5\left( N \right)\)

    1. b) Sau đó lực kéo ngừng tác dụng thì vật chuyển động dưới tác dụng lực cản \( \Rightarrow \) cđ chậm dần.

    \({F_c} =  – ma \Rightarrow a =  – \dfrac{{{F_c}}}{m} =  – \dfrac{{0,5}}{{0,5}} =  – 1\left( {m/{s^2}} \right)\)

    Vật dừng lại khi \(v = 0.\)

    Ban đầu khi chưa thôi tác dụng lực F, vật có vận tốc là: \(v = 2 + a.4 = 2 + 8 = 10\left( {m/s} \right)\)

    Vậy vật dừng lại sau: \(t = \dfrac{{v – {v_0}}}{a} = \dfrac{{0 – 10}}{{ – 1}} = 10\left( s \right)\)

    Câu 2:

    + Gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất: \({g_d} = \dfrac{{GM}}{{{R^2}}}\)

    Gia tốc rơi tự do ở độ cao h1: \({g_1} = \dfrac{{GM}}{{{{\left( {R + {h_1}} \right)}^2}}}\)

    Ta có: \(\dfrac{g}{{{g_1}}} = \dfrac{{{{\left( {R + {h_1}} \right)}^2}}}{{{R^2}}} = \dfrac{{9,83}}{{9,65}} \Rightarrow \dfrac{{R + {h_1}}}{R} \approx 1,0093\)

    \( \Rightarrow {h_1} = 9,{3.10^{ – 3}}R = 59\left( {km} \right)\)

    + Trọng lượng của vật khi ở mặt đất : \(P = m{g_d} = m\dfrac{{GM}}{{{R^2}}}\)

    Trọng lượng của vật khi ở độ cao \({h_2}:\,\)\({P_2} = m{g_2} = \dfrac{{GM}}{{{{\left( {R + {h_2}} \right)}^2}}}\)

    Ta có: \(\dfrac{P}{{{P_2}}} = \dfrac{{{{\left( {R + {h_2}} \right)}^2}}}{{{R^2}}} = \dfrac{P}{{\dfrac{2}{5}P}} = \dfrac{5}{2}\)

    \( \Rightarrow \dfrac{{R + {h_2}}}{R} = \sqrt {\dfrac{5}{2}}  = 1,5811\)

    \( \Rightarrow {h_2} = 0,5811R = 3719,2\left( {km} \right)\)

    Bình luận

Viết một bình luận