Bài 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
A. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m 3 có nghĩa là 1 cm 3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Bài 2: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước
trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của nước tăng.
B. Khối lượng riêng của nước giảm.
C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.
Bài 3: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân
B. Chỉ cần dùng một lực kế
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ
Bài 4: Tính khối lượng của một khối đá có thể tích 0,6 m 3 biết khối lượng riêng của đá là:
2600 kg/m 3.
Bài 5: . Một hộp sữa có khối lượng 790 g và có thể tích 420 cm 3 . Hãy tính khối lượng
riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m 3 . Từ đó suy ra trọng lượng riêng của sữa.
Giúp mình với ạ. Cảm ơn
Bài 1:
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Bài 2:
B. Khối lượng riêng của nước giảm.
Bài 3:
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ
Bài 4:
Tóm tắt :
D = 2600 kg/m³
V = 0,6m³
m = ? kg
Giải
Khối lượng của một khối đá là :
m = D . V = 2600 . 0,6 = 1560 ( kg )
Đáp số : m = 1560 kg
Bài 5:
Khối lượng riêng của sữa trong hộp:
$D=\frac{m}{V}=$ $\frac{0,79}{420}=1,88$ $× 10^{-3}(kg/$ $m^{3})$
$=> d=10D=1,88× 10^{-2}$
Đáp án:
Bài 1: A
\[D = \frac{m}{V}\] (kg/m3)
bài 2: B
V tăng
=> D giảm
bài 3: C
bài 4: khối lượng của khối đá:
\(D = \frac{m}{V} = > m = D.V = 2600.0,6 = 1560kg\)
bài 5:
\(m = 0,76kg;V = 420c{m^3} = 4,{2.10^{ – 4}}{m^3}\)
khối lượng riêng: \(D = \frac{m}{V} = \frac{{0,79}}{{4,{{2.10}^{ – 4}}}} = 1881kg/{m^3}\)