bài 1 Tầm quan trọng đối với sự sống trên trái đất? Câu 2: Tần ozon là gì? Tại sao trong thời gian gần đây người ta lại nói nnhieeuf đến sự nguy hiể

By Bella

bài 1
Tầm quan trọng đối với sự sống trên trái đất?
Câu 2: Tần ozon là gì? Tại sao trong thời gian gần đây người ta lại nói nnhieeuf đến sự nguy hiểm do tầng ozoon bị thủng?
Câu 3: Nêu nguyên nhân hình thành các khối khí? Nêu tính chất của khối khí nòng, khối khí lạnh, khối khí đại dương và khối khí lục đia

0 bình luận về “bài 1 Tầm quan trọng đối với sự sống trên trái đất? Câu 2: Tần ozon là gì? Tại sao trong thời gian gần đây người ta lại nói nnhieeuf đến sự nguy hiể”

  1. Bài 1:Tầng ozon sẽ hấp thụ tất cả các tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời, ngăn chặn hết những tia này chiếu xuống Trái Đất

    C2:-Ozon chính là O3, một dạng thù hình của oxi, trong phân tử của nó chứa 3 nguyên tử oxi thay vì 2 như thông thường. Là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất. Ozon phần lớn hấp thụ những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy này tập hợp lạo tạo thành một lớp bao bọc quanh hành tinh.

    – Gần đây vì tầng ozon có dấu hiệu bị thủng nên đây là một vấn đề rất lo nghại với toàn cầu . Nếu như tầng ozon bị thủng sẽ làm cho sức khỏe của con người, động vật bị suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống miễn dịch của con người, động vật sẽ bị phá hủy và từ đó dễ dàng mắc phải những bệnh dịch hơn.

    C3:* Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
    * Khối khí lạnh: hình thành ở các vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
    * Khối khí đại dương: hình thành trên biển và đại dương, có độ ẩm lớn
    * Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô

    Chúc bạn học tốt!! 

    Trả lời
  2. Ôzôn (O3) là một dạng thù hình của ôxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxy thay vì hai như thông thường.

    Ôzôn là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm chung. Nó có mùi hăng mạnh. Nó tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất. Nó có thể được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím, ví dụ như trong các tia chớp, cũng như bởi tác động của bức xạ điện từ trường cao năng lượng. Ôzôn được điều chế trong máy ôzôn khi phóng điện êm qua ôxi hay qua không khí khô, tinh khiết. Trong thiên nhiên, ôzôn được tạo thành khi có sự phóng điện trong khí quyển (sấm, sét).

    Theo các nghiên cứu khoa học, việc thủng tầng ozone sẽ để lại những hậu quả nặng nề.

    Thứ nhất, tăng tia cực tím chiếu vào Trái Đất.

    Việc quá nhiều tia cực tím chiếu vào Trái Đất gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu. Không những vậy còn gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Đây là nguyên nhân khiến Trái Đất đang ngày một nóng lên.

    Thứ hai, suy giảm sức khỏe con người.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ánh nắng chiếu quá nhiều và trong một thời gian dài vào da con người dần dần tạo thành một khối u. Gây ra bệnh ung thư da.

    Đáng chú ý, nó còn phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người cũng như động vật, điều đó đồng nghĩa với việc con người và động vật sẽ dễ mắc bệnh hơn.

    Thứ ba, gây suy giảm và hủy hoại các loại động – thực vật.

    Thực tế cho thấy, lỗ thủng tầng ozone gây mất cân bằng hệ sinh thái môi trường, làm hủy hoại các sinh vật nhỏ, mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của các loài tôm, cua, cá,… và cũng làm giảm khả năng sinh sản của chúng.

    Thứ tư, gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng.

    Suy giảm tầng Ozon còn khiến tăng lượng bức xạ tia tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học.

    Bên cạnh đó, tác động kích thích các phân tử có tác động hóa học mạnh tác dụng với các chất khác tạo thành chất ô nhiễm mới, gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, khói mù và mưa axit sẽ tăng lên do các chất tạo thành mưa axit tăng lên với sợ tăng hoạt động của tia UV-B.

    Thứ năm, hậu quả của việc thủng tầng ozone còn gây ra các hiện tượng như cháy rừng, băng tan ở 2 cực. Làm gia tăng các loại thiên tai với số lượng ngày càng tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng

    Câu 3

    Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

    – Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

    – Khối khí đại dương hình thành các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

    – Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khí

     Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa và đại dương

    Trả lời

Viết một bình luận