Bài 1 : Thả miếng chì nặng 1kg ở 200 độ C vào 500g nước làm cho nước nóng tới 90 độ C . Biết nhiệt dung riêng của nước bằng 4200J / (kg.K) , của chì 1

Bài 1 : Thả miếng chì nặng 1kg ở 200 độ C vào 500g nước làm cho nước nóng tới 90 độ C . Biết nhiệt dung riêng của nước bằng 4200J / (kg.K) , của chì 130J / (kg.K)
a) Hỏi nhiệt độ của miếng chì ngay khi có cân bằng nhiệt ? Vật chất nào thu nhiệt lượng , vật chất nào tỏa nhiệt lượng ?
b) Tính nhiệt lượng của vật chất tỏa ra và nhiệt lượng của vật chất thu vào ?
c) Tính nhiệt độ của nướng ban đầu ?
Bài 2 : Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 3 lít nước ở 30 độ C đựng trong nồi bằng nhôm có khối lượng 500g . Giả sử biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là C1 = 4200 J / kgK ; C2 = 880J / kgk

0 bình luận về “Bài 1 : Thả miếng chì nặng 1kg ở 200 độ C vào 500g nước làm cho nước nóng tới 90 độ C . Biết nhiệt dung riêng của nước bằng 4200J / (kg.K) , của chì 1”

  1. Đáp án:

     $\begin{align}
      & 1){{Q}_{1}}={{Q}_{2}}=14300J \\ 
     & {{t}_{2}}=83,{{2}^{0}}C \\ 
     & 2)Q=912800J \\ 
    \end{align}$

    Giải thích các bước giải:

     ${{m}_{1}}=1kg;{{t}_{1}}={{200}^{0}}C;{{m}_{2}}=0,5kg;{{t}}={{90}^{0}}C;$

    a) 

    nhiệt độ của miếng chì ngay khi cân bằng: t=90 độ C

    Nước thu nhiệt, chì tỏa nhiệt

    b) nhiệt lượng chì tỏa ra:

    ${{Q}_{1}}={{m}_{1}}.{{c}_{1}}.\Delta t=1.130.(200-90)=14300J$

    nhiệt lượng nước thu: 

    ${{Q}_{1}}={{Q}_{2}}=14300J$

    c) nhiệt độ nước ban đầu:

    $\begin{align}
      & {{Q}_{2}}={{m}_{2}}.{{c}_{2}}.\Delta {{t}_{2}}=14300J \\ 
     & \Rightarrow \Delta {{t}_{2}}=\frac{14300}{0,5.4200}=6,{{8}^{0}}C \\ 
     & \Rightarrow {{t}_{2}}=90-6,8=83,{{2}^{0}}C \\ 
    \end{align}$

    Bài 2:

    nhiệt lượng cần cung cấp

    $\begin{align}
      & Q={{Q}_{1}}+{{Q}_{2}}=\left( 3.4200+0,5.880 \right).(100-30) \\ 
     & =912800J \\ 
    \end{align}$

    Bình luận
  2. a) Nhiệt độ của miếng chì ngay khi có cân bằng nhiệt là 90*C

    Nước thu nhiệt, chì tỏa nhiệt

    b) Ta có pt cân bằng nhiệt:

    Q1’=Q2′

    => m1.C1.Δt1=m2.C2.Δt2

    => m1.C1.(t1-tcb)=m2.C2(tcb-t2)

    => 1.130(200-90)=0,5.4200(90-t2)

    => t2≈83,19*C

    Q1=m1.C1.t1=1.130.200=26kJ

    Q2=m2.C2.t2=0,5.4200.83,19=174699J≈175kJ

    c) Đã tính ở b

    Bài 2:

    Q=Q3+Q4=m3.C3.Δt3+m4.C4.Δt4=3.4200.70+0,5.880.70=912880 J

    Bình luận

Viết một bình luận