Bài 1: Tìm số từ trong câu sau và giải thích:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Bài 2: Phan biệt nghĩa của từ ” từng” trong các trường hợp sau ? Trường hợp nào là lượng từ?
a) Lão gọi ba con gái ra hỏi lần lượt TỪNG người một
b)Con cá TỪNG sống ở đó
Bài 3:Trong đoạn thơ trên có mấy chỉ từ ?
Cô kia đi đằng ấy với ai ?
Trồng dưa, dưa héo; trồng khoai, khoai hà
Cô kia đi đằng này vs ta
Trồng khoai, khoai tốt ; trồng cà, cà sai
GIÚP EM VS E ĐANG CẦN GẤP Ạ
1. Số từ: một, ba
Giải thích: một: chỉ số ít, hoạt động lẻ, độc lập
ba: chỉ số nhiều, hiểu là một hoạt động tập thể, gồm nhiều người
2. a) Lão gọi ba con gái ra hỏi lần lượt TỪNG người một
→Từng: mang nghĩa lần lượt, hết cô này đến cô khác ( thuộc loại lượng từ )
b)Con cá TỪNG sống ở đó
→Từng: mang ý nghĩa quá khứ, đã diễn ra trước đây ( thuộc loại phó từ )
3. Đoạn thơ trên có 3 chỉ từ : kia ( xuất hiện 2 lần ), ấy ( xuất hiện 1 lần ), này ( xuất hiện 1 lần ).
Bài 1 :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
`->`Số từ : Một, ba
`->` Một : ít, ý chỉ sự hoạt động riêng lẻ, độc lập của một cá thể ( cây)
Ba : nhiều, tức chỉ một tập thể, cộng đồng.
`=>` Câu nói mang nghĩa :
+ Nghĩa đen : Chỉ có một cây thì không thể làm nên một cánh rừng xanh tốt hay một ngọn núi cao khổng lồ mà cần phải có nhiều hơn thế.
+ Nghĩa bóng : Nêu cao tinh thần đoàn kết ( ba), hoạt động tập tể lúc nào cũng đạt hiểu quả cao ( non, hòn núi cao) hơn độc lập, riêng lẻ .
Bài 2 :
a) Lão gọi ba con gái ra hỏi lần lượt TỪNG người một
`->` “từng”: mỗi một cái riêng lẻ, hết cái này đến cái khác (lượng từ )
b)Con cá TỪNG sống ở đó
`->` “từng”: diễn ra trong thời gian trước đó ( phó từ)
Bài 3 :
Có 3 chỉ từ : kia, ấy, này
Trong đó chỉ từ” kia” xuất hiện hai lần.